Nhập cư gây ra tình trạng xung đột văn hóa

Một phần của tài liệu vấn đề nhập cư của canada và tác động của nó giai đoạn 2001-2010 (Trang 49)

5. Sản phẩm khoa học dự kiến của đề tài

2.2.4. Nhập cư gây ra tình trạng xung đột văn hóa

Canada được biết đến là một đất nước thân thiện với người nhập cư và bao dung với hòa trộn văn hóa, bên cạnh những thành quả có được từ đa dạng văn hóa vẫn còn tồn tại những vấn đề tiêu cực như xung đột văn hóa giữa những người dân nhập cư và xung đột văn hóa giữa các thế hệ dân nhập cư…Có nhiều ý kiến cho rằng, người Canada bản xứ thường có xu hướng phản ứng lại với các giá trị và chuẩn mực văn hóa của những người nhập cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, xung đột này chỉ là một trong những tác động rất nhỏ có thể kể đến. Rõ ràng sự đa dạng văn hóa làm cho việc kết hợp hài hòa các bản sắc, truyền thống, tập quán văn hóa ngày càng trở

38

“The W-5 of Human Smuggling to Canada”, Royal Canadian Mouted Police

50 nên khó khăn hơn trong xã hội hiện đại của một quốc gia phát triển như Canada. Nó không chỉ tạo ra sự khác biệt giữa các nền văn hóa mà còn tạo nên khoảng cách và sự chênh lệch nhận thức giữa các thế hệ. Điều đó ngày càng trở nên phức tạp nếu trong một gia đình mà bố mẹ là người nhập cư và con em họ lại được sinh ra và lớn lên ở Canada. Cụ thể là, trong một gia đình, những đứa trẻ phải sống giữa hai nền văn hóa khác biệt – văn hóa quốc gia truyền thống và văn hóa Canada, khả năng xảy ra bất đồng quan điểm về một vấn đề liên quan đến văn hóa là rất lớn. Ví dụ, cô bé Ronia Arab (gốc Iraq), khi ở trường, cô là một nữ sinh tiêu biểu, nhưng ở nhà, cô thường có những mâu thuẫn với cha mẹ về cách ăn mặc và lỗi sinh hoạt theo “kiểu Canada”. Cô cho biết: “Bố mẹ tôi không thích tôi mặc như thế, họ muốn tôi giống như họ, nhưng tôi chẳng biết gì về văn hóa của họ cả”. Trong khi gia đình cô mặc trang phục đạo Hồi truyền thống thì cô bé lại thích mặc đồ theo xu hướng của giới trẻ hiện nay. Sau nhiều cuộc tranh luận, Arab đã rời nhà và hiện đang sống trong một căn nhà tập thể. Arab là thế hệ thứ hai trong một gia đình nhập cư đến Canada, giống như nhiều đứa trẻ khác, cố cũng đang cố gắng để dung hòa văn hóa truyền thống của gia đình với văn hóa Canada. “Trong mắt họ, tôi là một đứa con gái hư chỉ bởi vì tôi không theo truyền thống và cách sống của gia đình tôi, nhưng với người Canda, tôi thực sự là một cô gái xinh đẹp.”39

Điều này chứng tỏ, trong nhận thức của những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nhập cư nhưng được nuôi dưỡng trong xã hội Canada còn có rất nhiều mâu thuẫn, đôi khi, họ còn cảm thấy họ không thực sự thuộc về một nền văn hóa nào cả. Thực tế này gây ra những sự nhiễu sóng trong tư duy của lớp trẻ - những người mà tương lai sẽ là lực lượng chính đóng góp cho sự phát triển của Canada.

39 Adebe DeRango-Adem, “Cuture diffences between Generations”, Canadian Immgration.< http://canadianimmigrant.ca/community/culture-differences-between-generations>; [13/12/2012]

51

2.2.5. Nhâp cư làm gia tăng ô nhiễm môi trường

Những vấn đề mà Canada đang phải đối mặt không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn cả môi trường. Môi trường là một trong những vấn đề nan giải của tất cả các quốc gia trên thế giới – trong đó có Canada. Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước và biến đổi khí hậu… diễn ra mạnh mẽ tại các khu vực tập trung đông dân cư như Toronto, Vancouver, Montreal,…

Theo các nghiên cứu năm 2007, chất lượng nước, không khí và đất đai ở Canada đang ngày trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù Canada là nước có các tiêu chuẩn môi trường cao hơn nhiều quốc gia khác, tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thu thập được trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy có nhiều mối lo ngại đang gia tăng về chất lượng nước và không khí. Ô nhiễm môi trường hầu hết tập trung ở những thành phố đông dân cư, có các ngành công nghiệp chế biến, khai thác dầu mỏ, chế biến hóa chất, đặc biệt là ba thành phố lớn là Toronto, Vancouver và Montreal. Theo báo cáo của NPRI40, ô nhiễm không khí là tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất, trong đó có 60,9% lượng khí thải đến từ các nhà máy công nghiệp và khói bụi từ phương tiện vận chuyển.

Phần lớn, những người dân nhập cư thường tập trung ở những vùng kinh tế có ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển. Dòng nhập cư tới những khu vực này khiến cho mất độ dân số gia tăng một cách chóng mặt, không những thế còn tạo ra sức ép môi trường nặng nề. Vancouver được biết đến là thành phố đông dân nhập cư, mật độ dân số ở thành phố này đã tăng khoảng 2,5 triệu người trong vòng 10 năm và được coi là thành phố có tỉ lệ gia tăng dân số nhanh nhất trên phạm vi toàn quốc, Montreal và Toronto cũng đang nằm trong tình trạng tương tự. Dân cư đông kéo theo nhu cầu nhà cửa, đi lại, mua sắm tăng, do đó, việc xây dựng các trung tâm thương mại, khu đô thị trên

40

52 vùng đất canh tác là điều không tránh khỏi, trên thực tế, ngày càng nhiều khu dân cư mọc lên từ chính những vùng đất vốn là để trồng trọt chăn nuôi ấy, làm cho không gian xanh dần biến mất, tình trạng xói mòn đất đai cũng vì thế mà trở nên ngày một nghiêm trọng hơn. Mật độ dân số dày đặc, tổng số dân tăng nhanh, nhu cầu đi lại giữa các khu vực theo đó cũng đội lên nhiều lần so với trước làm cho lượng khí CO2 từ các phương tiện giao thông thải ra bầu không khí ngày một dày đặc, tăng nhanh chóng tốc độ ô nhiễm môi trường ở các khu vực này…

Một phần của tài liệu vấn đề nhập cư của canada và tác động của nó giai đoạn 2001-2010 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)