Chính sách của Canada về nhập cư

Một phần của tài liệu vấn đề nhập cư của canada và tác động của nó giai đoạn 2001-2010 (Trang 25)

5. Sản phẩm khoa học dự kiến của đề tài

1.4 Chính sách của Canada về nhập cư

Các cơ quan phụ trách vấn đề nhập cư ở Canada bao gồm: Bộ Quốc tịch và Nhập cư Canada ( Citizenship and Immigration Canada), Hội đồng Nhập cư và Tị nạn (The Immigration and Refugee Board), Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (Canadian Border Services Agency).

Có hiệu lực vào ngày 28/06/2002, Luật Nhập cư và bảo vệ dân tị nạn đã thay thế Luật Nhập cư năm 1976. Trên cơ sở đó, các chính sách nhập cư của Canada đã được xây dựng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nguyện vọng của dân chúng. Bộ luật này là khung pháp lý hướng dẫn cho hệ thống nhập cư Canada, đề ra các mục tiêu chính như: Hỗ trợ phát triển nền kinh tế Canada mạnh mẽ và thịnh vượng, trong đó lợi ích từ việc nhập cư sẽ được phân bố trên tất cả các khu vực ở Canada; hỗ trợ các gia đình đoàn tụ; hỗ trợ cho những người tị nạn và khẳng định cam kết của Canada cho các nỗ lực quốc tế để tăng cường sự trợ giúp cho những người có nhu cầu tái định cư; đồng thời tăng cường bảo vệ an toàn và an ninh cho những người nhập cư. Cũng theo Luật này, mỗi năm sẽ được nhập cư thêm 1% cư dân hiện tại của Canada, tuy hủy bỏ những nghề được ưu tiên nhập cư nhưng vẫn đặc biệt quan tâm đến trình độ học vấn của dân nhập cư, nâng cao yêu cầu thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo điều 94 của Luật, hàng năm Bộ trưởng Bộ Quốc tịch và Nhập cư Canada (CIC) phải báo cáo trước Quốc hội về hoạt động xuất nhập cảnh và đưa ra các sáng kiến cho hoạt động này. Báo cáo tập trung vào việc thống kê dòng người nhập cư thường trú và tạm trú trong năm trước đó. Đồng thời báo cáo cũng phân tích về tác động của Luật này và dự kiến cho hoạt động nhập cư năm tiếp theo.12

12

“Báo cáo thường niên trình Quốc hội Canada về vấn đề Nhập cư”, Citizenship and Immigration Canada<http://www.cic.gc.ca/english/pdf/pub/annual-report-2011.pdf>; [15/12/2012].

26 Tháng 9/2003, Luật nhập cư và bảo vệ dân tị nạn được sửa đổi theo hướng hạ điểm nhập cư từ 75 xuống còn 67 điểm và ưu tiên chọn nhập cư những người có trình độ tay nghề cao.13

Đến năm 2008, chính sách nhập cư của Canada đã có nhiều thay đổi so với những điều quy định ở Luật Nhập cư năm 2002. Chẳng hạn như những người nhập cư sống thường trú ở Canada phải được sự đồng ý của chính quyền các tỉnh và các cơ quan hữu quan. Giữa chính quyền Trung ương và chính quyền các tỉnh phải ký thỏa thuận về số người nhập cư các loại cho mỗi tỉnh cụ thể. Chính sách nhập cư năm 2008 cho phép Bộ Nhập cư và Quốc tịch không phải nghiên cứu xem xét tất cả các đơn xin nhập cư mà có thể tự quyết định đơn nào cần xem trước, đơn nào cần xem sau để cho nhập cư kịp thời những lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.14 Nếu như trước đây CIC giải quyết các đơn xin nhập cư trong thời hạn là 6 năm, thì chính sách nhập cư năm 2008 quy định trong thời hạn 6-12 tháng. Rút ngắn thời gian như vậy cho thấy Chính phủ Canada đã tập trung hướng đến những lao động nhập cư đáp ứng nhu cầu kinh tế, không để thất thoát dòng chất xám từ những người lao động có tay nghề.

Bảng 1.4.1: Kế hoạch tuyển chọn các diện nhập cư Canada – năm 2008

CÁC DIỆN NHẬP CƯ HẠN NGẠCH

Tối thiểu

Tối đa DIỆN KINH TẾ (ECONOMIC CLASS)

Diện lao động có trình độ (Skilled Workers) 67.000 70.000 Diện có trình độ thuộc bang Quebec (Quebec Skilled Workers) 25.000 28.000 Diện đầu tư kinh doanh bang Quebec (Quebec Business) 11.000 13.000 Diện làm việc ngành chăm sóc tại gia (Live-in Caregiver) 6.000 9.000 13

Luật Nhập cư và Bảo vệ dân tị nạn ( Immigration and Refugee Protection Act) 14

Phạm Thị Mỹ Trang (2011), “Vấn đề nhập cư Mỹ và Canada”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, 6, tr.43.

27 Diện chỉ định bang & lãnh thổ (Provincial & Territorial Nominees) 20.000 22.000 Diện có kinh nghiệm tại Canada (Canadian Experience Class) 10.000 12.000

Tổng cộng 139.000 154.000

DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN (FAMILY CLASS)

Diện bảo lãnh vợ/chồng, con cái (Spouses, Children) 50.000 52.000 Diện bảo lãnh cha mẹ, ông bà (Parents and Grandparents) 18.000 19.000

Tổng cộng 68.000 71.000

DIỆN TỊ NẠN VÀ CÁC DIỆN KHÁC

Diện người tị nạn được Chính phủ hỗ trợ (Government-Assisted Refugees)

7.300 7.500 Diện người tị nạn được tư nhân tài trợ (Privately Sponsored Refugees) 3.300 4.500 Diện người tị nạn ở Canada được bảo vệ (Protected Persons inCanada) 9.400 11.300 Diện người phụ thuộc ở nước ngoài (Dependants Abroad) 6.000 8.500

Tổng cộng 26,000 31,800

Chính sách nhân đạo (Humanitarian and Compassionate/Public Policy) 6.900 8.000

Giấy phép cho chủ sở hữu (Permit Holders) 100 200

Tổng cộng 7.000 8.200

Tổng cộng tất cả các diện 240.000 265.000

Nguồn: CIC

Đầu năm 2009, Bộ trưởng bộ Nhập cư và Quốc tịch Canada- ông Jason Kenney thông báo rằng Canada đang xem xét việc giảm số lượng nhập cư trong năm 2009 bởi khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch nhập cư vẫn đáp ứng nhu cầu về thị trường lao động, vì vậy ông đã thông báo rằng nhu cầu về lượng người nhập cư vẫn cao nên lượng cho phép nhập cư 2009 sẽ không giảm.

28

Bảng 1.4.2: Kế hoạch tuyển chọn các diện nhập cư Canada – năm 2009 (Nguồn: CIC)

Các diện nhập cư

Hạn Ngạch

Tối thiểu Tối đa DIỆN KINH TẾ (ECONOMIC CLASS)

Dạng liên bang (Federal) 68,200 72,000

Diện có trình độ thuộc bang Quebec (Quebec Skilled Workers) 28,100 29,100 Diện đầu tư kinh doanh bang Quebec (Quebec Business) 11,000 12,000 Diện làm việc ngành chăm sóc tại gia (Live-in Caregiver) 8,000 10,000 Diện chỉ định bang & lãnh thổ (Provincial & Territorial Nominees) 20,000 26,000 Diện có kinh nghiệm tại Canada (Canadian Experience Class) 5,000 7,500

Tổng cộng dạng kinh tế 140,300 156,600

DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN (FAMILY CLASS)

Diện bảo lãnh vợ/chồng, con cái (Spouses, Children) Diện bảo lãnh cha mẹ, ông bà (Parents and Grandparents)

50,000 18,000

52,000 19,000

Tổng cộng dạng bảo lãnh thân nhân

68,000 71,000 DIỆN TỊ NẠN VÀ CÁC DIỆN KHÁC

Diện người tị nạn được Chính phủ hỗ trợ (Government-Assisted Refugees) 7,300 7,500 Diện người tị nạn được tư nhân tài trợ (Privately Sponsored Refugees) 3,300 4,500 Diện người tị nạn ở Canada được bảo vệ (Protected Persons inCanada) 7,000 9,000 Diện người phụ thuộc ở nước ngoài (Dependants Abroad) 6,000 6,200

29 Chính sách nhân đạo (Humanitarian and Compassionate/Public Policy) 8,000 10,000

Giấy phép cho chủ sở hữu (Permit Holders) 100 200

Tổng cộng 8,100 10,200

Tổng cộng tất cả các diện 240,000 265,000

Theo kế hoạch nhập cư năm 2010, Canada dự kiến cho nhập cư khoảng 240.000 đến 265.000 người. Trong năm 2010, Canada một lần nữa sẽ chào đón thêm số lượng dân thường trú mới, vượt mức trung bình hàng năm so với thập niên 90. Bộ trưởng Kenney phát biểu: “Trọng tâm của kế hoạch nhập cư năm 2010 là diện kinh tế nhằm để hỗ trợ cho nền kinh tế của Canada trong việc phục hồi kinh tế hiện nay.”15 Ông cũng cho biết, năm 2010 nhiều nước hạn chế số người nhập cư vì các nước này chưa ra khỏi suy thoái kinh tế, nhưng Canada vẫn ổn định số người được nhập cư vào, bởi vậy cho phép CIC có thể giải quyết được nhiều đơn xin nhập cư trong năm. Theo Hiến pháp Canada, nhập cư được công nhận là một “quyền lực đồng thời”, có nghĩa là quyền hạn được chia sẻ chính thức giữa chính phủ trung ương và chính quyền các tỉnh.16 Do vậy giữa hai cấp này phải thỏa thuận với nhau về số người nhập cư phân bố cho các tỉnh và vùng lãnh thổ. Mỗi tỉnh đều có những chính sách khuyến khích người nhập cư có tay nghề cao vào tỉnh mình.

15

“Kế hoạch nhập cư Canada năm 2010”, New Horizon

<http://newhorizon.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=278&Itemid=6>; [15/12/2012].

16 Jay Makarenko, “Immigration Policy in Canada: History, Administration and Debates”, <http://www.mapleleafweb.com/features/immigration-policy-canada-history-administration-and- debates#administration>; [15/12/2012].

30

Bảng 1.4.3: Kế hoạch tuyển chọn các diện nhập cư Canada – năm 2010

DIỆN KINH TẾ (ECONOMIC CLASS) Tối

thiểu

Tối đa

Dạng liên bang (Federal) 89,000 95,200

Diện có trình độ (Skilled Workers) Chiếm 75%

Diện đầu tư kinh doanh (Business) Chiếm 10%

Diện có kinh nghiệm tại Canada (Canadian Experience Class) Chiếm 3% Diện làm việc ngành chăm sóc tại gia (Live-in Caregiver) Chiếm 12% Diện có trình độ thuộc bang Quebec (QuebecSkilled Workers) 28,400 29,500 Diện đầu tư kinh doanh bang Quebec (QuebecBusiness) 1,900 2,100 Diện chỉ định bang & lãnh thổ (Provincial & Territorial Nominees) 37,000 40,000

Tổng cộng dạng kinh tế 156,300 166,800

DIỆN BẢO LÃNH THÂN NHÂN (FAMILY CLASS) Tối thiểu Tối đa

Diện bảo lãnh vợ/chồng, con cái (Spouses, Children) Diện bảo lãnh cha mẹ, ông bà (Parents and Grandparents)

42,000 15,000

45,000 18,000

Tổng cộng dạng bảo lãnh thân nhân 57,000 63,000

DIỆN TỊ NẠN VÀ CÁC DIỆN KHÁC Tối

thiểu

Tối đa

Diện người tị nạn được Chính phủ hỗ trợ (Government-Assisted Refugees)

Diện người tị nạn được tư nhân tài trợ (Privately Sponsored Refugees)

Diện người tị nạn ở Canada và người phụ thuộc ở nước ngoài được bảo vệ (Protected Persons inCanada and Dependants Abroad)

7,300 3,300 9,000 8,000 6,000 12,000 Tổng cộng 19,600 26,000

Chính sách nhân đạo (Humanitarian and Compassionate/Public Policy)

31 Nguồn: CIC

Chính sách nhập cư của Canada được coi như là công cụ quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Việc đưa ra những chính sách cân bằng kịp thời là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, xây dựng một xã hội ổn định và bền vững.

Giấy phép cho chủ sở hữu (Permit Holders) 100 200

Tổng cộng 7,100 9,200

32

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CÚA NHẬP CƯ ĐỐI VỚI CANADA

Những người nhâp cư vào Canada đem đến những ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực đối với quốc gia này, như kinh tế, văn hóa, xã hội… Câu hỏi những người nhâp cư liệu có là gánh nặng cho chính phủ nói riêng và xã hội nói chung hay họ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển Canada đã và đang tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Trên thực tế, tác động của việc nhập cư đối với Canada diễn ra trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Do đó, trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày cả hai chiều tác động tích cực và tiêu cực của việc nhập cư đối với đất nước Canada.

Một phần của tài liệu vấn đề nhập cư của canada và tác động của nó giai đoạn 2001-2010 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)