5. Sản phẩm khoa học dự kiến của đề tài
2.1.3 Nhập cư giúp thu hút thêm đầu tư
Nhập cư là một trong những nhân tố làm tăng cường mối quan hệ kinh tế, sự liên kết giữa các quốc gia. Trung Quốc là quốc gia có số người nhập cư vào Canada đông nhất (155,105 người giai đoạn 2001-2006 25), do đó, đây cũng là quốc gia có nhiều đầu tư lớn vào Canada. Theo Sarah Kutulakos, giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp Trung Quốc - Canada, phát biểu trên tờ China Daily: “Đầu tư từ phía Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong năm nay [2012] và tương lai gần sẽ chứng kiến một tốc độ phát triển kinh ngạc”26. Trong năm 2011, Trung Quốc đã đầu tư vào Canada $20 tỉ, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp, hóa dược, và công nghệ cao. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ, các nước châu Mỹ Latin hay châu Âu cũng đã rót nhiều vốn và công nghệ vào Canada, do số lượng lớn người dân các nước này nhập cư vào Canada. Như vậy, sự xuất hiện của cộng đồng nhập cư đã góp phần tăng cường liên kết quốc tế, làm cho sự trao đổi hàng hóa và tư bản trở nên thuận lợi hơn. Ví dụ, nguồn vốn từ Trung Quốc và Ấn Độ đến Toronto, từ Trung Đông và châu Á đến Montreal được củng cố nhờ có sự hiện diện của cộng đồng nhập cư lớn ở các khu vực này.
Không những vậy, có nhiều người nhập cư tới Canada dưới hình thức là nhà đầu tư và nhà kinh doanh. Do đó, Chương trình Đầu tư nhập cư (Immigration Investor Program) đã được ra đời nhằm mục đích thu hút những nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm nhằm đóng góp cho sự phát triển và thịnh vượng lâu dài của Canada qua việc đầu tư C$800,000 vào nền kinh tế Canada. Những khoản đầu tư này không chỉ đem lại lợi ích
25
“Canada's newcomers: Immigration patterns”, cbcnews,
<http://www.cbc.ca/news/background/immigration/patterns.html>; [27/11/2012]
26 “Chinese investments continue to grow in Canada”, Chinadaily,
38 cho chính phủ mà còn tạo ra những cơ hội việc làm và góp phần giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Trong năm 2009, những nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 111 tỉ đô la vào Canada, chiếm khoảng 7% GPD 27 của nước này. Như vậy, dòng tiền đầu tư chảy vào nền kinh tế là nền tảng chính cho sự gia tăng GDP. Nếu như ngày càng có nhiều tiền được đầu tư vào Canada, thì càng có nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, sức sản xuất và thu nhập của người lao động sẽ tăng. Chuyên môn hóa cao, chi phí sản xuất thấp sẽ tăng lợi nhuận cho các ông chủ và giảm giá thành cho người tiêu dùng. Có thể nói, những người nhập cư đã và đang trở thành một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Canada.
Như vậy, nhập cư đã mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, làm cho chi phí sản xuất thấp dẫn tới giá hàng hóa và dịch vụ giảm, đem lại lợi ích cho khách hàng và các ông chủ. Nhập cư cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh của Canada trong nền kinh tế thị trường thông qua các nhân tố quan trọng như sự gia tăng của lực lượng lao động, chất lượng của nguồn lao động, số lượng sản phẩm tăng, giá thành hạ và năng suất cao. Nhập cư đã và đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng của quốc gia Bắc Mỹ này.
2.1.4. Nhập cư góp phần tăng đa dạng văn hóa
Canada là một quốc gia đa văn hóa. Việc nhập cư càng làm cho sự đa dạng về văn hóa ở Canada thêm rõ nét và nhanh chóng hơn, nhất là trong khoảng 40 năm trở lại đây.. Đó là sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ, tín ngưỡng, văn hóa...
Về ngôn ngữ, năm 2006, có hơn 200 dân tộc cùng chung sống; hơn 40 nền văn hóa có mặt Canada. Số người sử dụng ngôn ngữ khác (ngoại trừ tiếng Anh và tiếng Pháp) ở Canada chiếm 20,1% (so với năm 2001 tăng 18%). Từ năm 2001 đến 2006, trong tổng số hơn 1,1 triệu người nhập cư đến Canada thì có 53,8% số người được sinh ra ở châu Á
27
“Foreign investors flock to Canada”, cbcnews,
39 (bao gồm cả khu vực Trung Đông); 16,1% số người nhập cư đến từ châu Âu28. Dân nhập cư hiện nay chiếm hơn 50% sự phát triển dân số Canada. Việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, sử dụng nhiều ngôn ngữ làm cho Canada tham gia trên toàn cầu trong lĩnh vực thương mại, giáo dục và ngoại giao nhanh chóng hơn.
Nhập cư còn góp phần làm tăng thêm sự đa dạng và hấp dẫn của ẩm thực Canada. Nghệ thuật ẩm thực của quốc gia này là sự hòa quyện tuyệt vời của tinh hoa ẩm thực đến từ mọi miền trên thế giới. Những người nhập cư đã làm giàu có thêm nền ẩm thực của Canada với những món ăn, hương vị độc đáo. Những người Anh và Ireland mang theo món ăn truyền thống của mình là cá muối hun khói, thịt bò hay thịt lợn hun khói. Những tỉnh ven biển cũng như một số vùng tại Ontario, Manitoba và British Columbia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Anh. Trong khi đó những người Do Thái nhập cư vào Canada trong những năm cuối thập niên 80 lại nổi tiếng với món bánh cuộn và thịt hun khói kiểu Montreal. Quebec, bang nói tiếng Pháp duy nhất ở Canada, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ Pháp. Do đó, những món ăn mang hơi hướng ẩm thực Pháp rất được ưa chuộng tại đây. Bên cạnh đó, các vùng khác như phía Tây Nam của tỉnh Ontario chịu ảnh hưởng của ẩm thực Hà Lan và các nước Scandinavi, ẩm thực Đức lại có mặt và được yêu thích ở Waterloo, Ontario. Sẽ là thiếu xót nếu như không nói tới sự hiện diện của ẩm thực Đông Á tại quốc gia Bắc Mỹ này, mà điển hình là ẩm thực Trung Quốc. Ẩm thực Trung Hoa hiện diện trên khắp mọi miện đất nước Canada. Món thịt bò gừng kiểu Calgary là một món nổi tiếng tại các nhà hàng Trung Hoa ở Canada, với thịt bò hơi dai và khô hơn so với món thịt bò gừng truyền thống mà trong đó nước xốt ít sánh hơn và thịt bò mềm hơn. Món ăn này trở nên phổ biến vào đầu những năm 80 và sau đó được ưa chuộng trên khắp đất nước Canada. Món ăn truyền thống Việt Nam như phở bò, phở gà, nem cuốn…cũng đã xuất hiện và dần được yêu thích tại Canada.
28
“The effect of immigration on social cohesion in Canada”, Statistics Canada <http://www.statcan.gc.ca/pub/11f0019m/2008319/s13-eng.htm >; [5/12/2012]
40 Nhập cư tạo cho Canada một cộng đồng các tôn giáo một cách phong phú và đa dạng: Thiên Chúa Giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Phật và nhiều tôn giáo khác đều có mặt ở Canada.
Bảng 2.1.2: Dân số theo tôn giáo, theo tỉnh và vùng lãnh thổ (điều tra dân số năm 2001)29(Population by religion, by province and territory (2001 Census)
Canada Newfound-land và Labrador Prince Edward Island Nova Scotia New Brunswick Tổng dân số 29.639.035 508.080 133.385 897.570 719.710 Công Giáo 12.936.905 187.440 63.265 328.700 386.050 Tin Lành 8.654.850 303.195 57.080 438.150 263.075
Thiên chúa giáo 479.620 365 245 3580 635
Kitô 780.450 2480 3205 10.105 8120 Hồi giáo 579.640 630 195 3545 1275 Do Thái 329.995 140 55 2120 670 Phật giáo 300.345 185 140 1730 545 Hindu 297.200 405 30 1235 475 Đạo Sikh 278.410 135 0 270 90
Đông tôn giáo 37.550 110 105 565 330
29
“Canadian Multiculturalism: An Inclusive Citizenship”, Citizenship and Immigration Canada <http://www.cic.gc.ca/english/multiculturalism/citizenship.asp>; [6/12/2012]
41
Tôn giáo khác 63.975 135 100 1155 790
Không có tôn
giáo 4.900.090 12.865 8950 106.405 57.665
Nguồn: Thống kê Canada, cuộc Tổng điều tra dân số. Last modified: 2005/01/25.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều lo sợ về mặt trái của việc nhập cư có thể việc xung đột hay mâu thuẫn xảy ra giữa những người dân bản địa với người nhập cư, đặc biệt là xung đột về sắc tộc và tôn giáo. Tuy nhiên, điều này hầu như không xảy ra ở Canada. Bởi nhập cư từ lâu đã được xem như là một phần tự nhiên trong việc hình thành và phát triển của đất nước này. Hầu hết người dân Canada tự hào về khả năng chào đón những con người từ nhiều nền văn hóa khác nhau đến với đất nước họ và họ cũng mong đợi sự nhập cư sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước họ. Năm 1971, Canada là quốc gia đầu tiên đưa ra chính sách đa văn hóa. Điều này cho thấy rõ quan điểm của chính phủ Canada về vấn đề đa văn hóa, đó là khuyến khích sự hòa hợp chủng tộc và sắc tộc, thúc đẩy sự hiểu biết về các nền văn hóa, ngăn chặn sự hận thì, phân biệt đối xử và bạo lực. Thông qua vấn đề đa văn hóa, Canada đã công nhận tiềm năng của mọi công dân Canada, khuyến khích họ hòa nhập vào xã hội cũng như chủ động đóng góp vào các hoạt động văn hóa xã hội, kinh tế chính trị tại địa phương.
Bộ trưởng Quốc tịch, Nhập cư và Đa văn hóa Jason Kenney nhấn mạnh rằng: “Nhập cư vẫn luôn là nét đặc trưng nổi bật của lịch sử Canada và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước của chúng ta.”30 Quả thực, nhập cư là thành phần quan trọng nhất của tăng trưởng dân số ở Canada, và sự thay đổi trong nguồn gốc của những người nhập cư mới hiện nay cho thấy rằng Canada sẽ tiếp tục là một quốc gia đa
30
“Canadian Multiculturalism: An Inclusive Citizenship”, Citizenship and Immigration Canada <http://www.cic.gc.ca/english/multiculturalism/citizenship.asp>; [6/12/2012]
42 văn hóa lớn trên thế giới. Sự đa dạng về văn hóa ở Canada được xem như một tài sản quốc gia.
Canada là một quốc gia đa dạng về văn hóa nhưng đó là sự đa dạng trong thống nhất. Những người nhập cư đến Canada, dù thuộc nhiều sắc tộc khác nhau, có màu da, tiếng nói khác nhau, và tất cả đều đang cố gắng bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc mình, đều mang những nét chung của người Canada dù họ thuộc dân tộc nào. Tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn là hai ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở quốc gia này, mặc dù họ có thể nói tiếng mẹ đẻ của mình ở nhà. Những cộng đồng dân cư ở Canada mặc dù có những món ăn của riêng dân tộc mình, nhưng họ vẫn ưa chuộng siro cây lá thích, hay rượu vang đá, dầu hạt cải, ốc vòi voi… - những đồ ăn thức uống truyền thống của Canada. Sự thống nhất trong đa dạng này đã khiến bức khảm ngọc bích (mosaic) văn hóa Canada trở nên lung linh và hấp dẫn.