Giải pháp tư: Đẩy mạnh công tác quản lý chi phí:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty TNHH hương trinh (Trang 98)

II. Hàng xuất

3.3.4.Giải pháp tư: Đẩy mạnh công tác quản lý chi phí:

1 Đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ

3.3.4.Giải pháp tư: Đẩy mạnh công tác quản lý chi phí:

Như đã phân tích ở trên một trong những nhân tố chủ quan làm giảm lợi nhuận của Công ty là chi phí QLDN. Đây là khía cạnh rất nhạy cảm vì liên quan trực tiếp đến công tác điều hành và quản lý của Công ty. Có thể do nhiều nguyên nhân khách quan mà Công ty buộc phải tăng đột biến khoản chi phí này, song trong những trường hợp như vậy Công ty thường phải tính toán trước những đựoc mức độ ảnh hưởng của việc tăng đột biến chi phí đến lợi nhuận. Trên thực tế, để đạt và vượt mức kế hoạch doanh số bán hàng, Công ty đã cho phép các khoản chi phí quản lý dn phát sinh không có kế hoạch, Công ty không chú động điều tiết được và đã gây nên những khó khăn nhất định cho Công ty trong quá khứ. Chính vì vậy, việc kế hoạch hoá, định mức hoá một số khoản chi phí QLDN là rất cần thiết, qua đó Công ty có thể làm chủ chi phí, làm chủ giá thành sản xuất nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối với một số khoản chi phí QLDN cũng vậy, đặc biệt là chi phí quảng bá sản phẩm, thăm dò thị trường xuất khẩu.

3.3.5. Giải pháp thứ năm: Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm .

Đi đôi với mẫu mã đẹp và phong phú về kiểu dáng phải có sự ưu việt của tính năng, công dụng từng loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề doanh nghiệp đặt lên hàng đầu nên trong thời gian qua Công ty đã có sự đầu tư đáng kể cho công tác làm thế nào để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vì vậy ngoài nhập khẩu các dây chuyền sản xuất hiện đại, Công ty còn chú trọng công tác nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như đào taọ đội ngũ quản lí của Xí nghiệp, bên cạnh đó vịêc thu mua nguyên vật liệu đầu vào cũng được kiểm tra chặt chẽ.

Sản phẩm từ đồ gỗ thường bị mối mọt gây hư hại, những sản phẩm ngoài trời như xích đu, ghế tắm nắng thường dễ bị phai màu, bíên dạng…do đó Công ty cần chú trọng về vấn đề này, để có được những sản phẩm có chất lượng tốt như sau:

Phải đạt được chất lượng về mặt mỹ quan như: Bề mặt sản phẩm phải mịn, nhẵn.

Phải có sự hài hoà giữa các chi tiết. Mùi thơm dễ chịu.

Phải đạt được yêu cầu về kỹ thuật như: Độ bền

Độ cứng

Khả năng giản nở

Độ sai lệch cho phép của từng chi tiết

Ngoài ra còn 1 số yêu cầu khác như khả năng chống mối mọt, các yêu cầu về lý tính, hoá tính của sản phẩm.

3.3.6 Giải pháp thứ sáu: Mở cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

* Mục đích của giải pháp: - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

- Đem đến sự hiểu biết cho khách hàng về những thông tin về sản phẩm, khả năng sản xuất của Công ty, những sản phẩm mà Công ty có thể cung cấp.

- Giúp Công ty thu thập được những thông tin về thị trường, nhu cầu về sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng, sức mua thị trường…từ đó giúp cho Công ty có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm ngày càng đáp ứng nhu cầu khách hàng và góp phần thúc đẩy tiêu thụ.

- Giúp cho Công ty tiếp cận được và bao quát thị trường, giảm bớt khoảng cách về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

- Có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp giúp cho sản phẩm của Công ty có thể đứng vững trên thị trường đồ gỗ làm cho khách hàng có thể tin vào chất lượng sản phẩm của Công ty.

* Căn cứ đề ra giải pháp:

Trong những năm gần đây của Công ty, ta thấy hệ thống phân phối của Công ty chỉ tập trung vào thị trường tỉnh Bình Định, chưa chú trọng đến thị trường các tỉnh khác, do đó công tác giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện có hiệu quả. Sản phẩm của Công ty chưa được nhiều người biết đến.

Qua quá trình tìm hiểu thị trường ta thấy trong những năm gần đây Xí nghiệp có thêm nhiều thị trường mới, đặc biệt là Nha Trang một thành phố du lịch nổi tiếng của nứơc ta. Đây là thị trường nội địa tiêu thụ sản phẩm của Công ty mạnh sau tỉnh Bình

Định mà chưa có cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở đây việc mở cửa hàng tại thành phố này sẽ giúp Công ty tiếp cận và thoả mãn nhu cầu khách hàng nhanh hơn.

* Nội dung của giải pháp:

Để có thể thấy rõ hơn hiệu quả của giải pháp này ta có thể tính toán sơ bộ về việc mở một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty, địa điểm tiến hành là tại đường Trần Phú, thành phố Nha Trang.

- Chi phí cho giải pháp:

Bảng 3.3. Chi phí cho giải pháp

STT Khoản mục Thành tiền

(triệu đồng)

1 Chi phí thủ tục (đăng ký kinh doanh, thủ tục mở cửa hàng…). 3

2 Chi phí thuê cửa hàng (7 triệu đồng/tháng). 7 x12 = 84

3 Trang thiết bị cho cửa hàng (máy tính,bàn ghế, điện thoại…): 15 triệu đồng. Tính khấu hao trong 3 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15/3 = 5 4 Lương trả cho nhân viên (4 triệu đồng/1 người/tháng). 4 x 2 x 12 = 96 5 Chi phí khác(điện nước, điện thoại…): 0,8 triệu đồng/ tháng. 0,8 x 12 = 9,6

6 Trang trí, bảng hiệu. 10

Tổng cộng 207,6

Vậy tổng chi phí cho giải pháp : 207,6 triệu đồng

* Hiệu quả dự kiến:

Khi tiến hành giải pháp này, thì sản phẩm của Công ty sẽ được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Vì vậy đối với thị trường này khi áp dụng giải pháp căn cứ vào doanh thu của Công ty khi mở cửa hàng tại Bình Định hàng năm tiêu thụ khoảng 68m3 và đạt doanh thu 19.525.000.000 đồng. Vì vậy doanh thu của Công ty trong những năm tới sẽ được tăng lên.

Ta thấy rằng trong năm đầu lợi nhuận của Công ty còn chưa cao do toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu được tính hết vào năm này, bên cạnh đó do Công ty mới xâm nhập vào thị trường nên sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, tuy nhiên với tốc độ tăng này trong tương lai Công ty sẽ đứng vững và phát triển tốt trên thị trường. Tóm lại: Các giải pháp nêu trên đều có tính khả thi, mục đích cuối cùng của nó là để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm.

Những biện pháp nêu trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng nếu kết hợp các giải pháp này với nhau thì nó sẽ hỗ trợ cho nhau rất nhiều và hiệu quả mang lại của nó rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty TNHH hương trinh (Trang 98)