Nhƣ vậy phƣơng pháp RTK phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, địa vật của khu vực đo vẽ. Bởi vì phƣơng pháp này phụ thuộc vào số lƣợng vệ tinh ở trạm rover (thƣờng trạm base bố trí cố định ở khu vực thoáng) và khả năng truyền tín hiệu cải chính từ base đến rover (sóng radio hoặc GPRS). Thử nghiệm cho thấy RTK sử dụng sóng radio ổn định và dễ sử dụng hơn RTK dùng GPRS. Tuy nhiên tín hiệu radio truyền theo đƣờng thẳng, dễ bị địa vật che khuất (qua thử nghiệm cho thấy dù khoảng cách rất gần nhƣng nếu vƣớng nhà hoặc tƣờng thì vẫn bị mất tín hiệu). Cho nên phƣơng pháp này không áp dụng đƣợc với khu vực mật độ dân cƣ dầy, nhiều nhà cao tầng, ngõ ngách nhỏ hẹp. Trong khi đó RTK sử dụng sóng GPRS có thể đo trong nơi
có địa vật che khuất sự thông hƣớng giữa base và rover, miễn là có thể thu đƣợc đủ số lƣợng vệ tinh (thông thƣờng >6 vệ tinh thì rover mới ở trạng thái Fix). Kết hợp 2 phƣơng pháp truyền sóng radio và GPRS ta sử dụng đƣợc RTK trong đo địa chính tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 khu vực đất nông nghiệp, đất thổ cƣ có mật độ dân cƣ thấp. Vùng trung du hoặc miền núi các thửa đất nông nghiệp nằm rải rác gặp khó khăn do phải đặt nhiều điểm trạm máy và việc di chuyển tốn nhiều thời gian. Việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị rất quan trọng, ảnh hƣởng tới độ ổn định và độ chính xác của GPS. Hệ thống S82 của hãng SOUTH (sản phẩm của Trung Quốc có giá thành trên 20.000 USD) độ ổn định kém và phạm vi phủ sóng từ 3 km đến 5 km. Hệ thống RTK của hãng Trimble (có giá thành khoảng 32.000 USD) cho độ ổn định cao, dễ dàng kết nối và phạm vi hoạt động đến 10 km.
Hình 3.20. Thử nghiệm đo RTK bằng GPRS với Server tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.