Hệ thống MobileGIS sử dụng kỹ thuật đo GPS động thời gian thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mobile GIS và GPS trong thu thập dữ liệu không gian về đất đai (Trang 35)

GIAN THỰC (RTK)

Ở tỷ lệ bản đồ địa chính 1:5000 và 1:2000, sai số cho phép của vị trí đỉnh thửa không quá 1,5m (1:5000) và 0.3m (1:2000) [4] nên kỹ thuật định vị độc lập không sử dụng đƣợc vì không đáp ứng đƣợc yêu cầu về độ chính xác. Trong trƣờng hợp này, kỹ thuật đo RTK đƣợc sử dụng để nâng cao độ chính xác, đồng thời đảm bảo quá trình đo nhanh. Tuy nhiên giá thành của các thiết bị RTK thƣờng khá lớn, và đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn so với phƣơng pháp đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử. Do đặc thù của GPS là phải thu đƣợc tín hiệu vệ tinh nên không phải vị trí nào, thời điểm nào cũng đo đƣợc nên trong khu vực dân cƣ, nhất là khu vực đô thị có nhiều vị trí không đo đƣợc bằng phƣơng pháp RTK. Thông thƣờng, khu vực đất nông nghiệp sẽ thích hợp cho đo đạc bằng RTK.

Phƣơng pháp đo động thời gian thực cho độ chính xác khoảng vài cm (tùy thuộc vào độ chính xác của máy đo), máy động rover sẽ nhận tín hiệu cải chính từ máy base để xử lý các sai số do khí quyển, đồng hồ vệ tinh, do hiện tƣợng đa tuyến,... nhằm giảm sai số đến mức thấp nhất. Do máy rover thƣờng đi kèm với bộ điều khiển là máy tính cầm tay (PDA) cài hệ điều hành Windows Mobile nên ta có thể sử dụng phần mềm Mobile GIS nhƣ ArcPad để đo vẽ trực tiếp.

Quy trình thực hiện:

Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị (xem lịch vệ tinh, sạc pin máy base, rover, sổ tay, ắcquy, cài chƣơng trình ArcPad trên sổ tay, copy file *.apm đƣợc tạo từ ArcMap chứa

bản đồ nền (basemap) khu vực cần đo vẽ).

Bƣớc 2: Thiết lập trạm base: Đặt trạm base ở điểm đã biết tọa độ (thƣờng đặt trên điểm GPS hạng III hoặc điểm lƣới đo vẽ địa chính), chuyển chế độ đo của máy base về RTK, kết nối trạm base với bộ phát tín hiệu radio, kết nối bộ điều khiển và đặt các thông số về project, kinh vĩ độ, múi chiếu, tọa độ trạm base, kênh radio.

Bƣớc 3: Kết nối bộ điều khiển với máy rover, nếu tín hiệu sóng radio nháy đều và hiển thị kênh thì có thể bắt đầu đo. Trƣớc tiên ta thử bằng phần mềm đi kèm theo máy RTK, nếu máy rover fix đƣợc điểm tọa độ thì chuyển sang ArcPad để bắt đầu đo vẽ.

Bƣớc 4: Thiết lập các thông số trong ArcPad về cổng kết nối COM, tốc độ truyền dữ liệu với máy rover, có thể xem trên bản đồ nền hoặc kết hợp với máy định vị độc lập để thử kết quả đo bằng RTK.

Bƣớc 5: Sau khi đo xuất file vào ArcMap, biên tập bản đồ, hồ sơ địa chính, đơn đăng ký,... nhƣ phƣơng pháp đo đạc truyền thống.

Cần lƣu ý rằng tùy thuộc vào địa hình khu đo mà lắp đặt ăngten radio phù hợp. Thông thƣờng máy RTK của hãng Trimble có 2 loại ăngten, một loại dạng phủ trùm thích hợp cho việc đặt trên cao (đỉnh đồi) và đo vẽ khu vực phía dƣới, nếu đo đồng bằng có loại ăngten phát sóng theo phƣơng ngang. Những bộ radio cũ cho phép đo vẽ trong phạm vi từ 2 km đến 3 km, một số hãng đã sản xuất thiết bị radio phát sóng xa trên dƣới 10 km. Hiện nay nhiều máy RTK đã đƣợc lắp thêm thẻ SIM điện thoại để truyền nhận tín hiệu thông qua kết nối di động GPRS. Vì vậy phạm vi đo vẽ rộng lớn hơn và có thể đo vẽ vƣợt qua các chƣớng ngại vật che khuất tín hiệu radio (cây, nhà cửa, đồi núi).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mobile GIS và GPS trong thu thập dữ liệu không gian về đất đai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)