Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng (Trang 93)

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.3.4.Các giải pháp cụ thể

94

Di cƣ là hiện tƣợng gắn liền với quá trình đô thị hóa. Di cƣ có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế- xã hội, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng tới biến động sử dụng đất, đặc biệt là đất đô thị. Hải Phòng là một trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng nhƣ cả nƣớc. Vì vậy, kiểm soát lƣợng dân nhập cƣ là một trong những giải pháp cần thiết để tránh những tác động tiêu cực có thể có.

b) Cân đối trong quá trình phát triển các ngành kinh tế

Việc xác định các ngành kinh tế mũi nhọn là cần thiết để phát triển nền kinh tế địa phƣơng. Tuy nhiên, cần tránh sự phát triển thiếu cân đối các ngành kinh tế. Đặc biệt cần quan tâm tới an ninh lƣơng thực, do vậy ngành nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phòng nhƣng cần giữ tỷ trọng ổn định.

c) Kiểm soát sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố

Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp là chủ trƣơng đúng đắn của thành phố góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố dẫn đến tình trạng: 1) sử dụng thiếu hiệu quả quỹ đất; 2) tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp chƣa cao; 3) nhiều xung đột xảy ra trong quá trình xây dựng và vận hành các khu nghiệp;...Chính vì vậy, cần rà soát lại quy hoạch các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp chƣa xây dựng nhằm tránh lãng phí quỹ đất, đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế.

d) Kiểm soát sự phát triển các khu đô thị mới

Các khu đô thị mới đƣợc quy hoạch và xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của cƣ dân đặc biệt là dân cƣ đô thị. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế đƣợc dự báo là còn kéo dài, việc phê duyệt hàng loạt dự án phát triển các khu đô thị mới cần đƣợc cân nhắc kỹ nhằm tránh sự lãng phí quỹ đất đô thị ngày càng có xu hƣớng thu hẹp.

95

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là một quá trình mang tính khách quan và có liên hệ mật thiết với trình độ phát triển tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Trong bối cảnh chung của quá trình đô thị hóa của thành phố Hải Phòng có một số đặc điểm nhƣ sau:

- Với tốc độ phát triển của thành phố là khá cao so với mặt bằng phát triển của nhiều đô thị khác trong cả nƣớc, Hải Phòng đƣợc ngƣời Pháp chú trọng quy hoạch và đầu tƣ từ những năm đầu thế kỷ XX và trong suốt giai đoạn chiến tranh, Hải Phòng vừa là đầu tầu phát triển của miền Bắc XHCN. Giai đoạn 1986 - 2012, đô thị hóa của Hải Phòng phát triển cả về chiều sâu (phát triển về chất) và cả về chiều rộng (nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp mới đƣợc xây dựng với tốc độ nhanh).

- Tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất thành phố Hải Phòng thể hiện ở các điểm nhƣ sau: 1) Diện tích đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm mạnh phục vụ cho việc mở rộng thành phố, phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới cũng nhƣ sự mở rộng của đất thổ cƣ nông thôn; 2) Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có xu hƣớng mở rộng do nhu cầu phát triển loại hình kinh tế này. 3) Áp lực của đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thể hiện trên các khía cạnh: di cƣ và áp lực của dân số tới các loại hình sử dụng đất, thay đổi hệ thống nông nghiệp.

Xu hƣớng đô thị hóa của thành phố Hải Phòng trong giai đoạn tiếp theo là vẫn giữ tốc độ tăng trƣởng ở mức cao so với toàn quốc và khu vực. Đô thị hóa tập trung phát triển cả về chiều sâu (phát triển chất lƣợng đô thị) và cả chiều rộng (mở rộng không gian đô thị).

Các giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của đô thị hóa tới sử dụng đất bao gồm nhóm giải pháp chung mang tính định hƣớng và các giải pháp cụ thể nhƣ: 1) kiểm soát quá trình di cƣ; 2) Cân đối trong quá trình phát triển các ngành kinh tế; 3) Kiểm soát sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; 4)Kiểm soát sự phát triển các khu đô thị mới.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bá (1982), Quy hoạch xây dựng đô thị, NXB Xây dựng Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Cự (1997), Giáo trình Dân số và Phát triển, Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

3. Phạm Hùng Cƣờng (2001), Chuyển đổi cấu trúc làng xã ven đô thị lớn đồng bằng sông Hồng thành đơn vị ở trong quá trình đô thị hóa, LA.TSKT, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Đoàn (2009), Vận dụng phương pháp đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ, Luận án kinh tế 62.34.01.03.H.2009.

5. Trịnh Duy Luân (1996), Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nxb Khoahọc xã hội.

6. Đào Trọng Năng, Nguyễn Thục Y (1984), Những vấn đề quy hoạch đô thị và dân cư, NXB KH – KT.

7. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn – Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Cao Sơn, Định hướng phát triển đô thị Việt Nam và tác động của nó đến văn hóa, chuyên đề 21, đề tài KX 05.03

9. Phạm Đức Thành, Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Lê Thông - Chủ biên (2000), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB ĐH Sƣ Phạm.

11. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Những vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát triển bền vững, Hà Nội, NXB KH – KT.

12. Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội.

13. Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội.

14. Nghị định Chính phủ 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ra ngày 24/04/1998.

97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển bền vững, Nhà xuất bản Trẻ.

16. Tổng cục thống kê (2010), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội toàn quốc qua các năm. URL: http://www.gso.gov.vn ( 10/05/2011).

17. Tổng cục thống kê (2011), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (01/04/2011)

18. Báo cáo kinh tế xã hội Hải Phòng năm 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng (Trang 93)