5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam
Việt Nam đang chứng kiến một tốc độ đô thị hoá cao chƣa từng có. Lƣợng dân cƣ vào đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cƣ toàn quốc và mỗi năm có khoảng 1 triệu dân cƣ toàn quốc tiếp tục tham gia vào “đại gia đình” đô thị. Riêng Hà Nội tỉ lệ đô thị hoá đạt 30-32% năm 2010 và 55-62.5% trong năm 2020; dân số đô thị năm 2010 là 3.9 - 4.2 triệu ngƣời, năm 2020 là 7.9-8.5 triệu ngƣời. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng có nguy cơ thiếu hụt. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2001-2005, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tổng diện tích đất thu hồi đã lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), tức là mỗi năm thu hồi gần 73,3 nghìn ha, trong đó Hà Nội là 7,776 nghìn ha.
Ở những nơi bị thu hồi đất, có đến 67% số hộ gia đình vẫn phải quay lại nghề nông, chỉ có 13% có nghề mới ổn định. Nhƣng ngặt một nỗi, những
32
hộ dân muốn quay lại nghề cũ cũng không còn đất sản xuất, cuối cùng họ rơi vào cảnh thất nghiệp, kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội nhƣ rƣợu chè, cờ bạc… Nan giải hơn cả là điều kiện sống của ngƣời nông dân đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng khi chỉ có 29% số hộ có điều kiện sống tốt hơn, còn lại tới 34,5% hộ mức sống thấp hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất. Sau khi bị thu hồi, 60% số hộ vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% số hộ sinh kế. Cũng theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã có một lƣợng lớn diện tích đất nông nghiệp đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó các khu vực kinh tế trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích thu hồi. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trung bình cứ mỗi hộ bị mất đất có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm, cứ mỗi ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi sẽ có 20 lao động nông nghiệp bị mất việc làm. Tóm lại, đô thị hóa là một quá trình tất yếu mang lại tính khách quan và có liên hệ mật thiết với tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở các quy mô khác nhau. Bên cạnh những tác động tích cực xuất hiện gây ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.
33
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 1986 - 2012