5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Tác động tới phát triển kinh tế-xã hội
Quá trình đô thị hóa tác động phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Đô thị hóa tác động tới nhiều vấn đề trong quá trình phát triển đô thị, thể hiện qua những khía cạnh sau:
Chuyển dịch cơ cấu ngành: quá trình đô thị hóa đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề, cơ cấu kinh tế có xu hƣớng chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, hƣớng tích cực: tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: quá trình đô thị hóa diễn ra, khiến cho ngƣời dân ở các vùng thuộc diện quy hoạch bị thu hồi đất canh tác. Họ phải thực hiện những việc chuyển đổi mới phù hợp với cuộc sống nhƣ: chuyển đổi trong hoạt động sinh kế thể hiện qua chuyển đổi về cơ cấu lao động, việc làm.
Tác động của đô thị hóa đến cơ sở hạ tầng - kỹ thuật: cơ sở hạ tầng đƣợc cải tạo nâng cấp (hệ thống đƣờng giao thông, mạng lƣới thông tin liên lạc). Điều này nhanh chóng làm cho lƣu lƣợng hàng hóa và sự di chuyển của ngƣời dân ngày càng nhiều. Thực hiện chủ trƣơng công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nƣớc.
Tác động tới lối sống, chất lượng cuộc sống của người dân: quá trình đô thị hóa đã và đang làm thay đổi tập quán sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân ở đô thị theo hƣớng đa thành phần và nền kinh tế thị trƣờng. Chính sự biến đổi văn hóa sản xuất, kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, các quyền và nghĩa vụ. Ngƣời dân đô thị ngày càng chú trọng tới chất lƣợng các loại hình dịch vụ văn hóa, lựa chọn các loại hình văn hóa. Quá trình đô thị hóa hình thành cho con ngƣời ta tác phong của một con ngƣời hiện đại. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng tới cuộc sống của ngƣời dân nhƣ (các tệ nạn theo đó cũng tăng theo: cờ, bạc, lô đề, nạn trôm cắp cƣớp giật…).
Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất: trên thực tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam mới chỉ đang phát triển theo chiều rộng chứ chƣa đầu tƣ phát triển đô thị theo chiều sâu. Phát triển đô thị hóa theo chiều rộng tƣơng
27
ứng với quá trình mở rộng đô thị. Ở góc độ này, đô thị hóa chủ yếu là sự gia tăng quy mô số lƣợng dân cƣ hoặc phạm vi ranh giới đô thị. Còn phát triển đô thị hóa theo chiều sâu tƣơng ứng với những thay đổi về chất của quá trình đô thị hóa. Ở mặt này, đô thị hóa là sự chuyển đổi toàn diện nhƣ tính đồng bộ của không gian và cuộc sống đô thị, đảm bảo các công trình hạ tầng, môi trƣờng hay chất lƣợng cuộc sống nói chung [2]. Quá trình đô thị hóa theo chiều rộng tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng đất sản xuất bị thu hẹp nhanh chóng (thay đổi cơ cấu sử dụng đất). Nhà nƣớc thu hồi để xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng kinh tế và một phần sử dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới…
Nhƣ vậy, một mặt đô thị hóa góp phần thu hút vốn đầu tƣ phát triển xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động, mở rộng thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Mặt khác, quá trình đô thị hóa cũng có những mặt trái của nó: làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo, vấn đề việc làm trở nên bức thiết, môi trƣờng sống bị ảnh hƣởng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ về an ninh lƣơng thực.