5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc hoạch định các chính sách
vững
a) Cơ hội và thách thức
* Cơ hội
- Là thành viên của WTO (vừa là cơ hội, vừa là thách thức: cơ hội là có sức ép phải đổi mới, có cơ hội để Việt Nam phát triển, học tập đƣợc nhiều kinh nghiệm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn...)
- Nhà nƣớc Việt Nam khẳng định rõ quan điểm và quyết tâm phát triển nông thôn: Đại hội X khẳng định: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nôngnghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn... Thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trƣờng lành mạnh. Hình thành các khu dân cƣ đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ nhƣ: thuỷ lợi, giao thông, điện, nƣớc sạch, cụm công nghiệp, trƣờng học, trạm y tế, bƣu điện, chợ..."
- Đã có một số mô hình nông thôn mới trong quá trình triển khai thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có thể tổng kết và nhân rộng những mô hình này.
* Thách thức
- Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp đang là khó khăn lớn nhất, là rào cản cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới văn minh - hiện đại - bền vững.
- Năng lực quản lý xã hội của bộ máy (nhất là ở cấp cơ sở) chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thực tiễn
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (hạ tầng xã hội và hạ tầng phục vụ sản xuất) đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc eo hẹp, huy động nội lực hạn chế cũng là thách thức lớn đối với việc phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
87
- Môi trƣờng nông thôn đang bị xuống cấp nhanh chóng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt... ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khoẻ của ngƣời dân và sản xuất nông nghiệp.
- Ruộng đất manh mún, công nghệ sản xuất lạc hậu, lao động thủ công đang là trở lực lớn cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản. Sẽ là thách thức cho mục tiêu giải quyết lao động, việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
b) Mục tiêu và phương châm phát triển
* Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân: sản xuất phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, môi trƣờng đảm bảo, quản lý dân chủ, bản sắc văn hoá đƣợc phát huy, hình thành các khu dân cƣ đô thị hoá với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ (đó vừa là khái niệm, vừa là mục tiêu của xây dựng nông thôn mới và nâng cao vị thế của nông dân ở Việt Nam).
* Các chỉ tiêu cụ thể
- Nhóm 1: Hạ tầng xã hội. 1. Tỷ lệ hộ sử dụng điện
2. Tỷ lệ đƣờng giao thông (xã-xóm) đƣợc cứng hoá 3. Tỷ lệ phòng học các cấp đƣợc kiên cố hoá
4. Có trạm xá xã (đạt chuẩn)
5. Có trụ sở xã đƣợc kiên cố hoá (đạt chuẩn)
6. Tỷ lệ nhà văn hoá thôn đƣợc kiên cố hoá (đạt chuẩn) 7. Có sân vận động xã (đạt chuẩn)
8. Tỷ lệ thôn có khu thể thao (đạt chuẩn) 9. Có điểm bƣu điện xã
- Nhóm 2: Nhóm tiêu chí đời sống ngƣời dân 1. Thu nhập bình quân/ngƣời /năm 2. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố
88
3. Tỷ lệ hộ có sinh cảnh đẹp (Nhà ở và các công trình phụ đƣợc kiến trúc vững chắc, bố trí xây dựng hài hoà với vƣờn, ao có cải tạo thâm canh, tạo cảnh quan đẹp và môi trƣờng an toàn)
4. Tỷ lệ hộ dùng nƣớc sạch
5. Tỷ lệ hộ có hố xí, nhà tắm hợp vệ sinh 6. Tỷ lệ hộ có khu chăn nuôi hợp vệ sinh - Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu chất lƣợng nguồn nhân lực
1.Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đƣợc phổ cập THCS 2. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo (từ 3 tháng trở lên) 3. Các cấp học đều đạt tiên tiến
- Nhóm 4: Nhóm tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội chung
1. Mỗi làng có 1 sản phẩm hàng hoá chủ yếu (chiếm 30% trở lên thu nhập của dân cƣ và tỷ lệ hàng hoá của sản phẩm đó chiếm 60% trở lên)
2. Có cơ cấu kinh tế nông thôn tiến bộ (CN-DV chiếm trên 50%) 3. Tỷ lệ hộ nhận dịch vụ từ các tổ chức kinh tế tập thể
4. Tỷ lệ hộ nghèo
5. Tỷ lệ ngƣời mắc tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, HIV, ma tuý,..) 6. Có quy chế dân chủ và hƣơng ƣớc thôn và tổ chức thực hiện tốt 7. Tỷ lệ ngƣời tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao
* Phƣơng châm
- Quá trình CNH, HĐH đất nƣớc phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
- Xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải “dựa vào dân để lo việc của dân”; Nhƣng Nhà nƣớc phải có chính sách hỗ trợ và động viên sự tham gia của toàn xã hội theo hƣớng:
• Công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp; • Đô thị thúc đẩy nông thôn;
89
• Khoa học - công nghệ tác động và làm thay đổi phong tục, tập quán phƣơng thức sản xuất.
Đảm bảo phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá làng, xã.
- Xây dựng nông thôn phải dựa vào cộng động dân cƣ (xã, thôn, bản...) Chính phủ đề ra tiêu chí, mục tiêu cho từng giai đoạn, cộng đồng dân cƣ (thôn, bản, ấp -xã ) lựa chọn xây dựng kế hoạch trên cơ sở bàn bạc dân chủ, chủ động quyết định những nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phƣơng và chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc.
- Quán triệt và thực hiện tốt “qui chế dân chủ cơ sở”, công khai các mức, các hình thức hỗ trợ của Nhà nƣớc bằng tiền, hiện vật cũng nhƣ các cơ chế chính sách thực hiện tới tận thôn, bản và ngƣời dân, để ngƣời dân thực sự là chủ thể của nông thôn mới.
c) Những giải pháp lớn để phát triển bền vững
(1) Dồn sức để phát triển nền nông nghiệp hiện đại có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm để xây dựng và phát triển nông thôn bền vững bằng cách chuyển nền nông nghiệp tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng, từ phƣơng thức sản xuất truyền thống sang phƣơng thức sản xuất hiện đại, cơ khí hoá; tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, ngành nghề, dịch vụ nhằm đảm bảo tăng thu nhập bền vững cho nông dân.
(2) Xây dựng ngƣời nông dân Việt Nam trở thành con ngƣời mới XHCN làm chủ thể của nông thôn mới.
(3) Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sắp xếp lại dân cƣ. (4) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo qui hoạch mới
(5) Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, hƣơng ƣớc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá các làng quê.
(6) Tập trung giải quyết ngay các vấn đề bức xúc của nông dân
(7) Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và tạo nội lực cho họ xây dựng nông thôn mới.
90
(8) Tăng đầu tƣ từ ngân sách Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn và các dịch vụ công nhƣ y tế, giáo dục, văn hóa, bảo hiểm… đủ tiềm lực tạo bƣớc nhảy vọt để phát triển nông thôn bền vững.
(9) Kiện toàn, nâng cao năng lực của hệ thống hành chính của chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội của chính ngƣời nông dân phát huy hiệu quả hoạt động đáp ứng nguyện vọng và bảo vệ lợi ích cho họ.