Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng (Trang 30)

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

1.4.1.Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới

Ở Trung Quốc, tỷ lệ đô thị hóa (tính theo tỷ lệ dân số đô thị) từ 18% đến 42% trong giai đoạn 1978-2004. Đô thị hóa ở Trung Quốc có sự thay đổi nhanh chóng từ giữa những năm 1990. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2020 có hơn 50% dân số Trung Quốc sống ở các đô thị. Tác động của đô thị hóa tới sử dụng đất ở Trung Quốc bao gồm những tác động cụ thể nhƣ sau:

31 - Giảm thiểu diện tích đất canh tác - Ảnh hƣởng tới sản lƣợng lƣơng thực

- Thay đổi việc làm của ngƣời dân từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp

- Phát triển cơ sở hạ tầng cũng gây biến động sử dụng đất

- Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các vùng đô thị lớn làm thu hẹp đất sản xuất của ngƣời dân.

Ở Hà Lan là một quốc gia phát triển. Theo Joanna Wilbers, để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch định chính sách thuộc Bộ tài nguyên môi trƣờng đã đƣa ra “Chính sách hiệp ƣớc”. Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cƣ, trung tâm tài chính và thƣơng mại. Chính sách này cũng đƣa ra những nguy hại đối với việc đô thị hoá các khu vực ven thành phố [15,32].

Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hƣởng lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan và của Châu Âu. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố có những nơi đạt trên 20.000 ngƣời/km2 nhƣng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vƣờn. Diện tích vƣờn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha trong tổng số diện tích 21.907 ha của thành phố [5, 32].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng (Trang 30)