Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự

Một phần của tài liệu Liên hệ thực tế việc áp dụng học thuyết quản trị nhân lực phương tây vào HONDA (Trang 25)

Công ty đặc biệt chú trọng tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các khoá học thường xuyên trong công ty và các khoá đào tạo ở nước ngoài. Đến nay, đã có gần 300 nhân viên tham dự các khoá đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề ở nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…

Công ty tôn trọng các đề xuất của những người trẻ từ đó có thể khơi gợi sự sáng tạo, mọi sáng tạo đều được công ty công nhận, không phân biệt đó là sáng tạo của ai, là một người lâu năm hay một người mới vào nghề, không phân biệt chức vụ dù là kỹ sư hay công nhân. Đặc biệt, một kỹ sư dù làm việc đã lâu năm nhưng vẫn phải tôn trọng và chú ý các ý kiến cải tiến mới lạ của các công nhân trẻ. Chính bởi lẽ những người trẻ là những người tràn đầy nhiệt huyết với công việc, có tính sáng tạo, tìm tòi, học hỏi cao, nhất là các ý kiếm của công nhân thì càng phải được tôn trọng vì chính họ là người trực tiếp chế tạo sản phẩm, trực tiếp sản xuất hằng ngày nên mức độ kiến thức thực tế của họ cao hơn nhiều so với các kỹ sư chuyên ngồi bàn giấy, những người chỉ biết đến lý thuyết. Khi Honda khai trương xưởng sản xuất đầu tiên tại Maysville, Ohio, công ty đã mở ra cánh cửa để những người công nhân Mỹ tiếp cận với một phong cách làm việc hoàn toàn mới “Phong cách Honda”. Dựa trên các triết lý kinh doanh của Nhật Bản, các tư tưởng như “hãy yêu thích công việc và tạo ra một không khí làm việc luôn vui vẻ” hay “hãy phấn đấu không ngừng để công việc luôn hài hoà” nghe xa lạ, giống như công ty Honda, đối với người công nhân vốn quen sự điều đặn và bụi bặn nơi phân xưởng. Nhưng những tư tưởng đó đã nhanh chóng được tiếp nhận, góp phần đưa Honda trở thành hãng sản xuất ôtô Nhật Vản thành công nhất trên đất Mỹ.

Đặc biệt, tỷ lệ tham gia các chương trình đóng góp ý kiến ở Mỹ chỉ chiếm 10% lực lượng lao động thì ở Honda tỷ lệ này là 42%, mỗi năm đóng góp 16.000 ý kiến. Chủ tịch công ty đi thăm xưởng sản xuất 2 tháng một lần để thảo luận với công nhân về những ý kiến mà họ đóng góp và biểu dương họ trước các đồng nghiệp.

Bộ phận đào tạo của Honda tổ chức hơn 300 khoá học, phần lớn do các nhân viên trợ giúp của Honda giảng dạy. Các hướng dẫn viên bên ngoài được mời đến để để dạy về kỹ thuật, tiếng Anh và tiếng Nhật. Các nhân viên trợ giúp sản xuất dành khoảng 35 tiếng lên lớp mỗi năm. Honda thường xuyên cử nhân viên trợ giúp tới các xưởng sản xuất của Honda để tăng cường đào tạo thực hành. Tất cả các chương trình đào tạo là một phần của chiến lược phát triển thông suốt của Honda.

Duy trì truyền thống sử dụng lao động trọn đời, Honda cam kết đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân. Mặc dù không có chính sách “không sa thải lao động” cụ thể, nhưng Honda tránh không để xảy ra các cuộc sa thải bằng cách làm chậm lại các dây chuyền sản xuất, lưu trữ lượng xe dư thừa ở các bãi đỗ xe và bồi dưỡng các nhân viên trợ giúp có thời gian theo học.

Các triết lý một thời dường như xa lạ giờ đây đã trở thành một phần được đón nhận của phong cách Honda. Các nhân viên trợ giúp ở Honda rất tự hoà về thành công của công ty và yêu thích công việc của họ. Đó chính là “phong cách Honda”.

Đặc biệt, hàng loạt khóa đào tạo cho nhân viên đại lý ô tô đã tổ chức với các nội dung đào tạo thiết thực như kỹ năng sửa chữa chung, sửa chữa nhanh, kỹ năng sơn, sửa chữa thân và vỏ xe, cố vấn dịch vụ, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn lái xe an toàn…

Một phần của tài liệu Liên hệ thực tế việc áp dụng học thuyết quản trị nhân lực phương tây vào HONDA (Trang 25)