• Đãi ngộ phi tài chính
Nguyên tắc cơ bản nhất của công ty Honda là quan tâm đến từng cá nhân. Sự quan tâm thể hiện ở ba niềm vui chính mà theo Honda là mua, bán và sáng tạo. Có thể nói, triết lý kinh doanh của tập đoàn Honda là sự kế thừa và phát huy của các đặc điểm học thuyết Z.
“Tìm hiểu những điều nhân viên muốn”. Đây là một bước đi rất đơn giản nhưng
lợi ích tốt nhất cho mọi người. Dù nhu cầu và nguyện vọng của nhân viên đã được nắm bắt cẩn trọng, song việc cấp trên trực tiếp hỏi thăm cấp dưới khiến mọi người cảm nhận rằng họ luôn được quan tâm và càng trân trọng những gì được cung cấp.
Học thuyết Z chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn nguyện, tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để họ đạt được năng suất lao động và chất lượng trong công việc.
Duy trì việc ra quyết định nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những lời đề nghị của họ rồi sau đó cấp trên mới quyết định. Làm cho công việc hấp dẫn thu hút nhân viên vào công việc.
Thực tế đã cho thấy, thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là tôn trọng nhân viên,cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ. Tạo ra môi trường làm việc mà mỗi công nhân đều có cơ hội thể hiện mình ở đó, làm cho họ cảm thấy mình đã và đang liên hệ chặt chẽ với một công việc quan trọng trong công ty. Nếu không giao cho nhân viên quyền lực, rõ ràng họ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào và như vậy làm sao bảo đảm được chất lượng sản phẩm? Với phương cách giao trách nhiệm cho công nhân, Honda có thể loại những sản phẩm không hợp quy cách ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu, linh kiện, cả đến các giao đoạn lắp ráp mà không cần đến người kiểm nghiệm. Với cách làm này thì Honda đã biết dùng công việc để đãi ngộ nhân viên của mình, cá nhân viên luôn cảm thấy họ có một vị trí nhất định trong hệ thống công việc của doanh nghiệp. Điều này cũng chính là nội dung của các học thuyết phương Tây.
Với học thuyết Z phải luôn đám bảo chế độ làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm , cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và
khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ vào vận mệnh của họ vào vận mệnh của doanh nghiệp, nhân viên luôn có cơ hội thăng tiến.
Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động, kể cả gia đình của họ. Từ đó tạo thanh sự hòa hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới.
Theo học thuyết Y, con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân, khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ. Muốn nâng cao nhiệt tình làm việc của nhân viên thì cần có một môi trường làm việc thích hợp. Đó là môi trường mà ở đó các thành viên của tổ chức, trong quá trình thực hiên mục tiêu chung của tổ chức có thể thực hiện mục tiêu cá nhân và trong môi trường đó nhân viên phải thấy rằng để đạt mục tiêu của mình thì cách tốt nhất là hãy cố gắng thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Tiếp thu những quan điểm trên, Honda luôn quan tâm đến từng cá nhân trong công ty, luôn tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn lao động. Tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ... Tổ chức “Ngày hội gia đình Honda” không chỉ cho nhân viên trong công ty mà còn cho tất cả các thành viên gia đình họ, tổ chức các buổi lễ thành lập công ty... Bên cạnh đó công ty Honda tổ chức cho 30 thành viên của đội dự án ở cùng nhau 3 ngày đêm trong một nhà nghỉ. Buổi tối họ uống rượu sake và đến nhà tắm công cộng. Mặc dù không lên kế hoạch từ trước nhưng mọi người hầu hết bắt đầu câu chuyện bằng cách bôi nhọ sếp và chia sẻ tâm trạng bức xúc, thất vọng với nhau. Đến khi ai nấy đã ngấm rượu thì họ bắt đầu cãi vã và thậm chí đánh nhau. Vào ngày thứ 2, rào cản được dỡ bỏ khi mọi người bắt đầu hiểu động cơ, suy nghĩ và cảm giác của nhau. Họ sẵn sàng lắng nghe và đồng cảm. Ngày thứ 3 đã có tiến bộ nhảy vọt, họ có thể vượt qua các
vấn đề cá nhân của mình và bắt đầu có tinh thaanh đồng đội khi xem xét giải quyết vấn đề.
• Đãi ngộ tài chính
Bên cạnh sự đãi ngộ về mặt tinh thần thì Honda cũng có các chính sách đãi ngộ tài chính hợp lý. Dựa theo quan điểm của học thuyết X nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.
Đối với nhân viên, dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh biểu hiện hoặc chống đối của người lao động đối với tổ chức.
Cụ thể, khi nhân viên đề xuất một ý tưởng hợp lý được dựa vào sử dụng, sẽ cho điểm căn cứ vào mức độ quan trọng của ý tưởng mà họ đưa ra. Nếu ý tưởng đó đạt 300 điểm, sẽ được nhận “giải thưởng Honda” gấp 10 lần.
Ngày nay, mô hình phúc lợi cho nhân viên đang trở nên rất đa dạng, hấp dẫn. Honda đã cung cấp cho nhân viên chu cấp một khoản trợ phí thường niên dùng vào việc mua sách để nhân viên có thể tự chọn những đầu sách nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.Ngoài ra hàng năm, công ty còn phát hai lần tiền thưởng và nhiều mặt hàng phúc lợi cho nhân viên. Cán bộ, công nhân viên trên 70% có xe máy và ô tô do công ty sản xuất. Honda cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên, ông cho rằng: Con người không phải là cái máy, nếu một nhà máy đem con người đặt ngang bằng với máy móc thì xí nghiệp đó không thể phát triển lâu dài.
Với quyết tâm biến những ước mơ của mình thành hiện thực, Soichiro Honda đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc đối với thị trường Thế giới . Sản phẩm của Honda là mặt hàng nổi tiếng chất lượng cao. Ông nói: “Nhiều người mơ đến thành công. Theo tôi chỉ có thể đạt thành công sau khi thất bại nhiều lần và rút kinh nghiệm”. Honda về hưu vào tháng 10 năm 1973 và ông mất năm 1992.