D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
B) NỘI DUNG: 5.1 Giới thiệu chung
5.1. Giới thiệu chung
- Học thuyết về ánh sáng là một trong những học thuyết quan trọng của vật lý hiện đại. Học thuyết này dựa trên quan niệm về lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng. Quang học trong chương trình bậc trung học phổ thông hiện nay thường được chia thành hai phần: quang hình học và quang lý.
- Quang hình học là phần quan trọng được trình bày tương đối đầy đủ về mặt định tính cũng như mặt định lượng. Quang hình học có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật nên viêc dạy học quang hình học có tác dụng rất lớn trong viêc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Các bài tập về quang hình học cũng thường gặp trong thực tế đời thường của học sinh.
- Quang hình học là cơ sở của quang kỹ thuật, được xây dựng dựa vào 4 định luật: định luật (nguyên lý) truyền thẳng ánh sáng trong môi trường đồng chất và đẳng hướng, định luật về tính độc lập của các chùm tia sáng, định luật phản xạ ánh sáng và định luật khúc xạ ánh sáng.
- Việc nghiên cứu các tính chất của ánh sáng đưa học sinh tới các kết luận quan trọng: ánh sáng truyền với vận tốc giới nội, ánh sáng có năng lượng xung lượng, khối lượng và gây nên áp suất tại các mặt hấp thụ và phản xạ.
- Các kiến thức về quang lý được vận dụng rộng rãi trong thực tế: phân tích quang phổ, kiểm tra phẩm chất các bề mặt mài nhẵn bằng phương pháp giao thoa: sử dụng hiệu ứng quang điện vào việc tự động hóa, ứng dụng phát quang để chế tạo các nguồn ánh sáng mới và phân tích huỳnh quang. Các ứng dụng này rõ ràng là có ý nghĩa giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
- Các tính chất của ánh sáng thường được chia thành những nhóm vấn đề gắn với bản chất của ánh sáng các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng, tán sắc, tán xạ ánh sáng, hiêu ứng quang điện, tác dụng hóa học của ánh sáng phát quang, áp suất ánh sáng.
- Khái niệm quang phổ ngày nay được sử dụng rộng rãi không phải chỉ áp dụng cho ánh sáng khả kiến mà còn cho tất cả các dạng bức xạ điện từ sóng vô tuyến đến tia gamma. Việc nghiện cứu hiện tượng tán sắc, phổ vào sự phân bố năng lượng trong phổ có một vị trí quan trọng trong phần quang lý.
5.2. Quang hình học
5.2.1. Đặc điểm phần quang hình học
- Để xét sự tạo thành ảnh do các dụng cụ quang học người ta phải dựa vào giả thiết là các dụng cụ quang học đó cho ảnh điểm và ảnh phẳng mà sử dụng phương pháp cơ bản là nghiện cứu sự truyền của vài tia đặc biệt xuất phát từ vật đi qua dụng cụ quang học đó. Sau khi đổi phương truyền bởi các dụng cụ này, nếu các tia cắt nhau thật thì tạo thành ảnh thật, nếu đường kéo dài của chúng cắt nhau thì tạo thành ảnh ảo.
Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu sự tạo ảnh bởi gương cầu, khúc xạ, bản mặt song song, lăng kính và thấu kính.
- Để nghiên cứu sự tạo thành ảnh bởi hệ ghép người ta theo phương pháp: ảnh của vật qua dụng cụ quang học thứ nhất được dùng làm vật đối với dụng cụ quang học thứ hai và cứ thế cho đến dụng cụ quang học cuối cùng.
5.2.2. Phân tích nội dung kiến thức