Tính chất của chất rắn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ 2 (Trang 34)

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

b. Các định luật và phương trình cơ bản

3.4.2. Tính chất của chất rắn

Chất rắn được phân thành hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ tinh thể, các hạt bên trong tinh thể tạo thành mạng tinh thể. Cấu trúc bên trong chất rắn kết tinh có tính trật tự xa. Tinh thể có tính dị hướng. Chất rắn vô định hình không có cấu tạo tinh thể, cấu trúc của nó có tính trật tự gần

Vật lý vật rắn là cơ sở của vật liệu học, nó chỉ ra con đường chế tạo vật liệu rắn có những tính chất cần thiết cho kĩ thuật.

Trong chương trình cơ học phổ thông chỉ đề cập đến cấu tạo chuyển động nhiệt, biến dạng và sự nở vì nhiệt của chất rắn mà thôi.

3.4.3. Một số lưu ý khi dạy học

- Khi dạy cho HS về chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình cần làm cho HS: + Phân biệt được chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình về cấu trúc vi mô.

+ Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình về mặt vĩ mô. - Khi dạy cho HS về sự biến dạng của vật rắn cần làm cho HS:

+ Thông hiểu sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng, thì biến dạng của vật rắn gọi là biến dạng đàn hồi và vật rắn đó có tính đàn hồi.

Khi vật rắn chịu tác dụng của lực quá lớn thì nó bị biến dạng mạnh, không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. Trong trường hợp này, vật rắn bị mất tính đàn hồi, và biến dạng của nó gọi là biến dạng không đàn hồi hay biến dạng dẻo.

 Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (hình trụ đồng chất) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó. ε = ασ

trong đó, 0 ∆ ε = l

l là độ biến dạng tỉ đối,  là hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn,

F S σ = là ứng suất tác dụng vào vật rắn.

 Đơn vị của  là paxcan (Pa). 1 Pa = 1 N/m2.

- Khi dạy cho HS về sự nở vì nhiệt của chất rắn cần làm cho HS thông hiểu:

+ Độ nở dài l của thanh vật rắn hình trụ đồng chất, tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ t của vật đó. l = l - l0 = l0t

trong đó,  gọi là hệ số nở dài, phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn, có đơn vị đo là 1/K hay K-1,

l0 là chiều dài của thanh ở nhiệt độ ban đầu t0.

+ Độ nở khối của vật rắn đồng chất, đẳng hướng được xác định theo công thức : V = V - V0 = .V0t

trong đó, V0, V lần lượt là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ ban đầu t0 và nhiệt độ cuối t ,  gọi là hệ số nở khối,   3 và có đơn vị là 1/K hay K-1.

+ Biết cách tính được độ nở dài, độ nở khối và các đại lượng trong công thức độ nở dài, độ nở khối.

+ Thông hiểu ý nghĩa của sự nở dài và nở khối trong đời sống và kĩ thuật.

- Khi dạy cho HS về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng cần làm cho HS thông hiểu được: + Mô tả và các kết quả các thí nghiệm về các hiện tượng căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn; giải thích được kết quả thu được (chương trình nâng cao).

+ Hình dạng của mặt thoáng chất lỏng khi có hiện tượng dính ướt và không dính ướt. - Khi dạy cho HS về sự chuyển thể của các chất cần làm cho HS thông hiểu:

+ Thế nào là nhiệt nóng chảy, nhiệt nóng chảy riêng, công thức tính nhiệt nóng chảy của chất rắn.

+ Thế nào là hơi khô và hơi bão hòa, chúng tuân theo định luật nào? + Nhiệt hóa hơi, nhiệt hóa hơi riêng là gì? Công thức tính nhiệt hóa hơi.

+ Bản chất của quá trình bay hơi và ngưng tụ là gì? Thế nào là trạng thái hơi bão hòa?

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Lê Công Triêm, Lê Thúc Tuấn, Bài giảng Phân tích chương trình VLPT, Đại học sư phạm Huế, 2004.

2. SGK, sách giáo viên Vật lý 10 (chương trình cơ bản và nâng cao), NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lý 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1. Trình bày đặc điểm nội dung của thuyết động học phân tử và một số lưu ý khi dạy học thuyết này trong chương trình VLPT.

2. Trình bày đặc điểm nội dung các nguyên lý của nhiệt động lực học và những lưu ý khi dạy học những kiến thức này.

3. Để tổ chức hoạt động dạy học các kiến thức trong phần vật lý phân tử và nhiệt học có thể sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học nào?

4. Soạn kế hoạch bài dạy các bài học trong SGK Vật lý 10 chương trình chuẩn sau: + Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ôt

+ Bài 36. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

5. Hãy vận dụng kiến thức về lí luận dạy học Vật lý để chuẩn bị dạy học một số bài trong SGK Vật lý 10 chương trình chuẩn dưới đây nhằm phát huy tính tích cực, tự lực sáng tạo của HS:

+ Bài 31. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng + Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

CHƯƠNG 4

Dạy học phần điện học, điện từ học

Số tiết: 12 (Lý thuyết: 10 tiết; bài tập, thảo luận: 02 tiết)

A) MỤC TIÊU:

− Kiến thức: Học xong chương này sinh viên cần:

+ Biết những đặc điểm chung của phần điện học, điện từ học trong chương trình VLPT, biết cách phân tích những nội dung cơ bản và cách hình thành những kiến thức cơ bản của phần trường tĩnh điện (điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện trường,...), dòng điện không đổi (nguồn điện, suất điện động, định luật Ôm,...), dòng điện trong các môi trường (bản chất và điều kiện để có dòng điện trong kim loại, chất khí, chân không, chất điện phân và bán dẫn), phần Từ trường (khái niệm từ trường, đường sức từ, cảm ứng từ, lực từ,..).

+ Hiểu những khó khăn nhất định khi dạy cho HS kiến thức cơ bản của chương điện tích, điện trường, chương dòng điện không đổi, chương Từ trường, chương Cảm ứng điện từ; những lưu ý về mặt phương pháp và phương tiện dạy học.

+ Hiểu mức độ cần đạt của kiến thức, kĩ năng và mức độ thể hiện của chuẩn kiến thức kĩ năng trong từng chương, từng bài học thuộc phần điện học, điện từ học.

+ Vận dụng kiến thức về dạy học phần điện học, điện từ học vào thiết kế hoạt động dạy học một số bài cụ thể.

− Kỹ năng:

+ Phân tích mục tiêu và tiến trình dạy học các bài thuộc phần điện học, điện từ học trong chương trình VLPT.

+ Đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp hình thành kiến thức cho HS trong SGK.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ 2 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w