Điện trường

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ 2 (Trang 39)

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

c. Điện trường

* Nội dung kiến thức

- Điện trường cũng như từ trường chỉ là trường hợp riêng của điện từ trường và chúng là những dạng tồn tại của vật chất.

- Điện trường không biến thiện theo thời gian thì gọi là trường tĩnh điện. Chỉ có trường này mới có thể áp dụng định luật Culông khi tính lực tác dụng lên các phần tử tích điện.

- Trường tĩnh điện là do các điện tích đứng yên sinh ra. Các đường sức của trường tĩnh điện xuất phát từ điện tích dương và tận cùng ở điện tích âm hay ở vô cực.

- Khi đặt điện môi hoặc vật dẫn vào trường tĩnh điện thì bên trong điện môi hoặc vật dẫn sẽ xảy ra các quá trình phân phối lại các điện tích tùy thuộc vào cấu trúc vi mô của các vật đó. Cường độ bên trong và bên ngoài vật khác nhau. Cường độ bên trong vật dẫn bằng không, còn trong điện môi thì nhỏ hơn trong chân không.

* Một số lưu ý khi dạy học

Khái niệm điện trường là một khái niệm rất trừu tượng đối với học sinh vì thế cần dạy học một cách cụ thể: Trước hết cần đặt vấn đề vì sao các vật tích điện ở xa nhau lại có thể hút hoặc đẩy nhau, dù chúng nằm trong bất kỳ môi trường nào, ngay cả trong chân không. Sau đó dùng phương pháp so sánh tương tự như khi kéo hay đẩy một vật ở xa bằng sợi chỉ hay cây gậy. Từ đó có thể suy ra rằng một vật tích điện tác dụng lên một vật tích điện khác ở xa cũng phải thông qua một môi trường vật chất nào đó mà mắt ta không nhìn thấy và ta cũng không cảm giác được. Môi trường vật chất truyền lực tương tác điện đó gọi là điện trường.

- Điện trường có hai đặc trưng: đặc trưng về mặt tác dụng lực là cường độ điện trường và đặc trưng về mặt dự trữ thế năng là điện thế.

- Điện trường là có thực còn đường sức chỉ là mô hình của tư duy dùng để nhận thức về sự tồn tại của điện trường.

- Một vật tích điện bao giờ cũng sinh ra xung quanh nó một điện trường, từ đó suy ra có bao nhiệu vật tích điện thì trong không gian bao quanh nó có bấy nhiệu điện trường.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ 2 (Trang 39)

w