2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn trong môi trường kinh doanh tác động tới Công ty. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn từ sự cạnh tranh của các Công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trên sân nhà, gạch ốp lát mang thương hiệu Việt Nam đang bị lấn lướt bởi các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Có khá ít các Công ty trong ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, ngay cả những doanh nghiệp lớn trong ngành cũng chỉ thu được một tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn.
khá nhiều các đối thủ cạnh tranh như gạch men Viglacera, gạch Đồng Tâm, gạch PiSenZa, gạch Việt Minh…cộng với các sản phẩm ngoại nhập làm cho môi trường cạnh tranh trở nên vô cùng khốc liệt. Thêm vào đó là tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sự trượt giá của đồng tiền trong nước cùng với lũ lụt, thiên tai đẩy chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí thuê nhân công và các chi phí khác lên cao khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
45
Có thể thấy rằng thời gian gần đây ngành vật liệu xây dựng mà cụ thể là thị
trường gạch ốp lát đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng từ các loại gạch ốp lát chất lượng thấp, giá rẻ của Trung Quốc. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp trong ngành. Chi phí nhiên liệu và chi phí sử dụng vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của các Công ty gạch ốp lát. Việc giá năng lượng và nhiên liệu như điện, than, dầu liên tục leo thang cùng với việc thường xuyên trong tình trạng bị cắt điện luân phiên là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá thành của các Công ty gạch ốp lát Việt Nam - trong đó có Mikado - cao hơn đáng kể so với các Công ty của Trung Quốc. Vì thế nên buộc lòng Công ty phải đẩy giá bán sản phẩm lên cao làm cho đầu ra sản phẩm bị thu hẹp lại so với trước kia.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty còn
kém và thậm chí là giảm dần qua các năm. Nhìn tổng thể qua các năm thì hiệu suất sử dụng tài sản là một chỉ số nhỏ hơn 1 và đây là dấu hiệu không tốt, Công ty đã không sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể năm 2010 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2012 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,70 đồng, chứng tỏ Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời qua các năm đều nhỏ hơn 1 và hệ số này giảm dần qua các năm. Năm 2011 giảm từ 0,75 lần xuống 0,65 lần và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,64 lần. Do tài sản ngắn hạn ngoài hàng tồn kho giảm với tốc độ nhanh hơn độ giảm của nợ ngắn hạn.cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, có thể thấy tình hình thanh khoản của Công ty không tốt trong cả 3 năm và đặc biệt là năm 2012. Khả năng thanh toán tức thời của Công ty rất thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty không tốt, tài chính kém ổn định, cho thấy khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là cực kỳ kém.
Vòng quay tài sản, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của Công ty đều giảm. Hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả. Về vòng quay các khoản phải thu, năm 2012 mặc dù lượng hàng tiêu thụ được vẫn giảm nhưng các khoản phải thu lại tăng chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là kém dẫn đến giảm trầm trọng số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2012. Công ty cần có chiến lược 46
quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý hơn, có thể Công ty cần nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng vòng quay các khoản phải thu nhưng khi thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thì Công ty cũng nên có chiến lược hợp lý để quản lý tốt các khoản phải thu để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra.
Thời gian luân chyển tài sản ngắn hạn, thời gian thu tiền trung bình, thời gian
luân chuyển kho trung bình của Công ty tăng cao. Số vòng quay TSNH, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm trầm trọng sẽ làm thời gian luân chuyển TSNH, thời gian thu tiền trung bình, thời gian luân chuyển kho trung bình tăng mạnh. Kết quả này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn, hàng lưu kho, các khoản phải thu bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển các khoản trên từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo được một chỗ dựa vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm: Năm 2010 tỷ số này là 3,52 nhưng năm 2012 lại giảm xuống còn 0,97 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ 100 đồng tài sản dài hạn. Chứng tỏ năm 2012 tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn giảm nghiêm trọng do sự giảm mạnh của lợi nhuận sau thuế. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại. Công ty cần phải có kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, Công ty chỉ quan tâm đầu tư mua sắm mới trang thiết bị mà không quan tâm đến việc phải sử dụng như thế nào cho đúng với mức hiệu quả tối đa mà tài sản đó có thể mang lại. Điều này chủ yếu đề cập tới quá trình vận hành và bảo trì tài sản cố định. Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất của Công ty chưa hoạt động hết công suất, nhiều tài sản rất quan trọng cho quá trình sản xuất tuy đã hết khấu hao nhưng vẫn còn được mang ra sử dụng liên tục. Rõ ràng, việc quản lý và sử dụng tài sản cố định như trên là rất bất cập.
Thứ hai, Công ty chưa tích cực sử dụng những tài sản không cần dùng đến, đã hư hỏng một phần hoặc chờ thanh lý. Công ty chưa có thái độ chủ động sửa chữa, nâng cấp tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất mà để nằm im trong kho, chỉ quan tâm mua sắm tài sản cố định mới. Điều này dẫn đến lãng phí các nguồn lực, để các nguồn lực trong trạng thái nhàn rỗi, không sinh lời.
Mặt khác, việc thanh lý, nhượng bán tài sản được Công ty thực hiện rất rườm rà, lắm thủ tục, phải xét duyệt qua nhiều cấp gây chậm trễ cho tiến độ thanh lý tài sản. 47
Thứ ba, do đặc điểm của Công ty là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cụ chủ yếu là gạch ốp lát, hàng hoá lại có đặc điểm yêu cầu về chất lượng đứng hàng đầu, đòi hỏi nhiều nguyên phụ liệu, nên hàng tồn kho của Công ty rất đa dạng, lớn về số lượng. Do đó, Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn trong quản lý hàng tồn kho. Mặt khác Công ty cũng chưa có định mức dự trữ và tiêu hao nguyên nhiên vật liệu nên quản lý hàng tồn kho chưa được khoa học, còn lỏng lẻo.
trình độ sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị cũng còn kém. Khiến cho việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật hiện đại còn chậm. Thêm vào đó, còn tồn tại những cán bộ có thái độ chưa nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản, cố ý làm sai.
Thứ năm, việc quản lý công nợ còn chưa chặt chẽ là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Công ty chưa có biện pháp thu hồi nợ thích đáng như nhắc nợ khách hàng, đối chiếu công nợ thường xuyên, định kì. Mặt khác khi theo dõi các khoản công nợ Công ty chưa có sự phối hợp đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận tài chính kế toán, dẫn đến số liệu hạch toán không thống nhất, không chính xác, không phản ánh được thực tế càng làm hoạt động thu hồi nợ chậm chạp hơn.
48
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG THIÊN HOÀNG
3.1. Định hƣớng phát triển của ngành và công ty cổ phần kỹ thƣơng Thiên Hoàng
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành
Năm 2012, là năm đầy khó khăn cho nền kinh tế trong nước, việc lạm phát cao
của năm 2011 đã có tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển của năm 2012, trong đó rõ nhất nhất là dấu hiệu suy giảm tăng trưởng, nguy cơ lạm phát cao. Ngành Xây dựng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, khó khăn của các doanh nghiệp như là thiếu việc làm, tồn kho cao, thị trường bất động sản trầm lắng, đều gây tác động đến hoạt động phát triển của năm 2012. Chính vì vậy rất cần sự giúp đỡ của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ, Ngành và của địa phương để ngành Xây dựng từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2013 - 2020, Bộ
trưởng Bộ xây dựng nhấn mạnh, những năm tiếp theo nền kinh tế trong nước sẽ vẫn tiếp tục khó khăn, về phía Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tập trung thực hiện các Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ, hoàn thiện các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực của Ngành; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản, xử lý đất dự án bị bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành Xây dựng; tổ chức triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến Ngành Xây dựng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo của cả nước và Chương trình, Đề án trong các lĩnh vực của Ngành.
thị, quyền hạn các địa phương, cũng như quy định đối với các doanh nghiệp bất động sản còn lỏng lẻo. Trong năm 2013, các Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã chính thức đưa vào kế hoạch điều chỉnh, sửa đổi, thậm chí có thể sẽ ban hành mới; Về việc giải quyết thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng, trong 49
năm 2013 Bộ sẽ thực hiện quyết liệt, có những đề xuất và có các biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn.
Ngành Xây dựng là ngành sản xuất trọng yếu, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế của đất nước. Năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng, chống thất thoát lãng phí trong xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng, tập trung tháo gỡ thị trường bất động sản,…
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước như hiện nay, để Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong và ngoài nước như hiện nay, để
đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn dựa trên tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và tình hình kinh tế thế giới.
Công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. Để mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải xác định phương hướng sử dụng các nguồn lực sẵn có sao cho tốt nhất. Sau đây là một số chiến lược phát triển dài hạn của Công ty:
Củng cố và tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời
vẫn phải duy trì tốt các mối quan hệ với những khách hàng cũ ở trong và ngoài nước. Nâng công suất thiết kế sản xuất sản phẩm 15 triệu m2/năm lên 20 triệu m2/năm. Tăng tỷ trọng sử dụng nguyên vật liệu sản xuất trong nước để hạ giá thành sản phẩm.
Đầu tư thiết bị công nghệ mới hiện đại tiên tiến hơn nữa phục vụ sản xuất sản phẩm.
Tăng cường đầu tư, liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty.
Ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần kỹ thƣơng Thiên Hoàng
3.2.1. Tăng cường huy động vốn
Qua phân tích tình kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ta thấy khả năng đảm bảo về vốn của Công ty là còn nhiều hạn chế, chi phí lãi cao. Để đáp ứng được nhu cầu mua sắm tài sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của Công ty cho những năm tới. Công ty cân đa dạng hoá công tác huy động nguồn vốn, cụ thế:
50
Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, mở rộng mối quan hệ để
Công ty có nhiều lựa chọn các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công ty cũng nên sử dụng linh hoạt các hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng… tuy thuộc vào từng hoạt động với nhu cầu vốn khác nhau, và từng thời điểm cụ thể của công ty.
Thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên
doanh với các đối tác nước ngoài. Việc liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước không những giải quyết được những khó khăn về vốn mà còn giúp doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ sản xuất tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. của Công ty. Đặc biệt trong