Xuất phát từ thực trạng của Công ty: tỷ trọng hàng tồn kho của công ty ở mức
cao trong tổng tài sản ngắn hạn, hơn nữa, vòng quay kho chậm, thời gian luân chuyển kho dài. Công ty chưa áp dụng một mô hình tiên tiến nào vào trong quá trình quản lý nguyên vật liệu sao cho nó có một cách khoa học, hầu hết việc quản lý là theo kinh nghiệm, việc đặt hàng với khối lượng như thế nào, lượng dự trữ trong kho là bao nhiêu chưa được quản lý một cách khoa học, và chuyên nghiệp. Giải pháp cụ thể được đặt ra ở đây là nghiên cứu và lựa chọn phương pháp quản lý tồn kho nguyên vật liệu một cách hợp lý. Đó là thông qua các định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và công tác mua sắm nguyên vật liệu. Do vậy hiệu quả nó phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý sát sao để xác định được định mức và thiết lập các mối quan hệ với nhà cung ứng đầu vào để có thể mua sắm.
Trong công tác xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu:
Với các đặc điểm riêng của Công ty, việc xây dựng một mức tiêu thụ nguyên vật liệu Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Với mỗi một lĩnh vực, sản phẩm Công ty cần có các định mức tiêu hao cụ thể. Công việc xác định này chiếm khoản thời gian khá lớn do việc sản xuất có nhiều công đoạn, nhiều khâu khác nhau.
Xây dựng định mức cụ thể cho từng khâu trong quá trính sản xuất. Việc xây
dựng định mức này sẽ giúp Công ty quản lý dễ dàng các nguồn nguyên vật liệu, nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng bộ phận sản xuất. Do vậy việc quản lý toàn diện hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tránh sự lãng phí nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất. 57
Cần tiến hành kiểm tra định mức tiêu hao để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp khi sản xuất kinh doanh.
Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu:
Đó chính là việc xác định mức nguyên liệu dự trữ tối đa và tối thiểu để đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục và không làm ứ đọng vốn của Công ty. Bên cạnh đó việc xác định với mỗi loại nguyên vật liệu có khối lượng dự trữ cụ thể kết hợp với các phương pháp quản lý các nguyên liệu này phù hợp. Do đó cần có các phương pháp xác định lượng dự trữ thường xuyên cho các nguyên vật liệu trên để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành bình thường giữa khoảng mua sắm nguyên vật liệu.
Công tác mua sắm nguyên vật liệu:
Việc mua sắm nguyên vật nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất là rất phức tạp. Việc mua sắm này không chỉ đơn thuần là đi chọn và mua, mà Công ty cũng cần phải tìm hiểu các nhà cung cấp các nguyên liệu, đàm phán về giá cả, phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp sẽ cung cấp ổn định cho Công ty và khi có biến động về giá cả thì Công ty cũng ko tự ý thay đổi về giá cả. Khi Công ty cần phải có được nguồn nguyên liệu luôn. Ngoài ra Công ty cũng thiết lập với nhiều nhà cung ứng để tránh tình trạng bị phụ thuộc và ép giá. Khi lập kế hoạch cho việc mua sắm Công ty cũng cần chú ý: Nêu rõ chủng loại và quy cách các loại nguyên vật liệu trong từng thời gian cụ thể.
Chỉ rõ thời gian đi mua, thời gian giao hàng, thời gian sử dụng nguyên vật liệu đó.
Xác định khoảng thời gian kiểm tra nguyên vật liệu trong kho và dự trù khoảng thời gian ngắn để đi mua sắm nguyên vật liệu.
Kiểm kê phân loại các nguyên vật liệu.
Ngoài việc quản lý nguyên vật liệu trên giấy tờ sổ sách Công ty cần có những các thức quản lý nguyên vật liệu đó là trực tiếp kiểm kê, phân loại khi nhập kho. Công việc này cần phải được thực hiện tốt ngày từ đầu. Vì khi thực hiện tốt công việc này thì công tác quản lý bảo quản sau này gặp nhiều thuận lợi. khi cần cho sản xuất có thể đễ dành vận chuyển và vào sổ lại lượng tồn kho.
Lập dự phòng hàng tồn kho.
Đây là công tác cần thiết nó làm cho công tác sản xuất được ổng định, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt. Công việc này đòi hỏi phải đánh giá phân loại và kiểm kế, giá cả thực tế trên thị trường. để có những dự đoán chính xác, giúp phòng kế toán có thể dụ trù ngân sách cho việc mua sắm vật tư. Từ đó công tác cung cấp và sử dụng mới kip thời, không gây ứ đọng vốn.
58