Tăng cường hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản cố định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thiên hoàng (Trang 65)

Đối với TSCĐ phải quản lý chặt chẽ, có hệ thống, phân rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý kết hợp với hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp TSCĐ thường xuyên sẽ giúp công ty khai thác hết máy móc thiết bị, duy trì được năng lực sản xuất, kéo dài thời gian hoạt động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.

53

Các TSCĐ của Công ty được phân loại theo những tiêu chí nhất định như: TSCĐ đang sử dụng, chưa đưa vào sử dụng, không cần dùng, chờ nhượng bán thanh lý, đang cho thuê và mượn. Việc xác định rõ này giúp Công ty nắm được tình hình năng lực của TSCĐ và có những kế hoạch sản xuất phù hợp.

Cần đánh giá thường xuyên giá trị TSCĐ, tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao cũng như phản ánh chính xác tính hình biến động vốn cố định.

Đặc biệt với các công trình xây dựng dở dang, công ty cần tiền hành nhiều biện pháp để có thế đẩy nhanh tiến độ công trình nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình.

Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp

TSCĐ để duy trì năng lực sản xuất, kéo dài tuổi thọ TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm gia tăng chi phí bảo dưỡng sửa chữa.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng đòi hỏi Công ty phải sử dụng TSCĐ hết được công suất, vừa phải có thời gian chạy máy thích hợp, bảo đảm không có quá tải. Do vậy kế hoạch cho việc sử dụng TSCĐ là rất quan trọng.

Phòng kỹ thuật của Công ty sẽ lấy số liệu nà làm cơ sở tiến hành kiểm tra, lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ. Từ việc nắm bắt tình hình này đưa ra kế hoạch đầu tư mới và thanh lý TSCĐ hỏng không thể sửa chữa được. Thông qua đó đánh giá lại TSCĐ, giám định TSCĐ mua mới.

Giao trách nhiệm quản lý TSCĐ cho từng xí nghiệp, các đội trong Công ty. Tại đây TSCĐ được theo dõi thường xuyên, chủng loại, số lượng, tình hình sử dụng. Từ đó làm tăng trách nhiệm đối với các đơn vị quản lý TSCĐ được giao, từ đó đưa ra các cơ chế thưởng phạt.

Giao cho phòng tài chính của Công ty kế toán mở sổ sách, lập thẻ tài sản theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, lập khấu hao tài sản, thanh lý kiểm kê về mặt giá trị. Công ty trang bị hệ thống vi tính để việc quản lý tài sản thực hiện được dễ dàng hơn.

Ngoài ra Công ty cũng cần phải chú trọng tới các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Ta thấy chỉ tiêu của Công ty qua các năm là còn chưa cao, có chỉ tiêu còn có xu hướng đi xuống như hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn. vì vậy Công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hạn chế đâu tư tràn lan chỉ đầu tư vào những tài sản thực sự cần cho Công ty. Nhưng tài sản có nhu cầu ít thì ta có thể đi mua. Tài sản đã mua 54

về rồi có thể liên hệ cho đi thuê để nâng cao hiệu suất và doanh thu do tài sản đem lại cho Công ty từ đó cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thiên hoàng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w