Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thiên hoàng (Trang 46)

2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản chung

Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần

Tr.đ 150.199,17 130.299,46 96.198,09

Lợi nhuận sau thuế

Tr.đ 448,03 713,53 118,87 Tổng tài sản bình Tr.đ 171.512,04 139.114,28 137.206,51 quân Hiệu suất sử dụng Lần 0,88 0,94 0,70 tổng tài sản Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA)

% 0,26 0,51 0,09

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2012 của Công ty)

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản: tuy có tăng vào năm 2011 từ 0,88 năm

2010 lên 0,94 nhưng lại giảm đi vào năm 2012 xuống còn 0,70. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2011, doanh thu thuần giảm đi với tốc độ giảm ít hơn so với độ giảm của tài sản, còn năm 2012, tổng tài sản bình quân giảm nhẹ còn doanh thu thuần giảm mạnh. Nhìn tổng thể qua các năm thì hiệu suất sử dụng tài sản là một chỉ số nhỏ hơn 1 và đây là dấu hiệu không tốt, Công ty đã không sử dụng tài sản một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể năm 2010 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 0,88 đồng doanh thu, năm 2011 thì số doanh thu tạo ra từ một đồng tài sản là 0,94 34

có tăng 0,06 đồng so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,70 đồng.

Chỉ tiêu hệ số sinh lợi tổng tài sản: hệ số này cũng có xu hướng tăng vào năm

2011 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2012 từ 0,51 năm 2011 xuống 0,09. So với trung bình ngành Vật liệu xây dựng, năm 2010 Công ty có hệ số sinh lợi trên tổng tài sản thấp hơn. Khi trung bình ngành đạt chỉ tiêu ROA là 1,30% thì Công ty Thiên Hoàng chỉ đạt 0,26%. Tuy nhiên, năm 2011 ngành vật liệu xây dựng thực sự gặp khó khăn, bất động sản đóng băng, các dự án thi công bị đình trệ nên chỉ tiêu ROA trung bình ngành giảm trầm trọng xuống 0,30% thì Công ty lại cao hơn trung bình ngành, đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng năm 2012 thì chỉ tiêu này của Công ty lại quá thấp. Chứng tỏ vấn đề sử dụng tài sản tại Công ty trong năm 2012 là không có hiệu quả. Sự so sánh về chỉ tiêu ROA với trung bình ngành của Công ty được thể hiện qua đồ thị sau: Đồ thị 2.1. Chỉ tiêu ROA của Công ty so với trung bình ngành Vật liệu xây dựng 1.4 1,30 % 1.2 1,20 % 1 0.8 Công ty Cổ phần kỹ thương % Thiên Hoàng 0.6 Ngành Vật liệu xây dựng 0.4 0,30 % 0.2 0 Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012

(Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính)

Qua việc phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại

Công ty Cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng tăng trong năm 2011 nhưng các tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản vẫn còn nhỏ hơn 1, và đến năm 2012 thì lại giảm. Có thể nói việc Công ty quản lý đưa vào sử dụng tài sản qua các năm đang không có hiệu quả và đặc biệt kém vào năm 2012. Nguyên nhân ở đây là do công tác quản lý tài sản còn chưa chặt chẽ và hợp lý, cụ thể trong năm 2012 do việc sử dụng chưa hết được công suất tài sản của Công ty vừa mua sắm. Một nguyên nhân không thể không nhắc tới là do cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới ngành xây dựng trong nước làm cho sự phát triển của Công ty có phần bị suy giảm hay chậm đi so với các năm. Để đảm bảo sử dụng hết hiệu suất tài 35

sản thì tổng doanh thu vẫn cần phải tăng cao hơn và giảm các chi phí không cần thiết một cách tối đa từ đó hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty. 2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Bảng 2.6. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tài sản ngắn hạn Tr.đ 158.793,55 125.684,86 125.009,54

Tiền và các khoản tương đương với tiền

Tr.đ 11.180,88 4.238,85 4.374,75 Hàng tồn kho Tr.đ 46.360,33 48.555,34 48.426,55 Nợ ngắn hạn Tr.đ 150.680,75

118.687,42 119.632,69

Hệ số thanh toán hiện hành Lần

1,05 1,06 1,04

Hệ số thanh toán nhanh Lần

0,75 0,65 0,64

Khả năng thanh toán tức thời Lần

0,07 0,04 0,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2010 - 2012 của Công ty)

Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán của Công ty tăng từ 1,05

lần năm 2010 lên 1,06 lần năm 2011, nhưng năm 2012 giảm xuống còn 1,04 lần. Nguyên nhân tăng là do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn so với tài sản ngắn hạn, nhưng năm 2012 nợ ngắn hạn tăng còn tài sản ngắn hạn giảm dẫn đến hệ số này giảm đi vào năm 2012. Như vậy chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2010, mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,05 đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán, năm 2011 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 1,06 đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán và năm 2012 tỷ số này là 1,04. Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì giá trị đều lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn này lớn hơn 1 chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy tài sản ngắn hạn của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, khả năng thanh toán của Công ty tốt nhưng không ổn định.

Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này giảm dần qua các năm. Năm 2011

giảm từ 0,75 lần xuống 0,65 lần và năm 2012 lại tiếp tục giảm xuống còn 0,64 lần. Do 36

tài sản ngắn hạn ngoài hàng tồn kho giảm với tốc độ nhanh hơn độ giảm của nợ ngắn hạn. Nhìn chung tỷ số này qua các năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của Công ty nhỏ hơn giá trị nợ ngắn hạn, chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của Công ty không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, có thể thấy tình hình thanh khoản của Công ty không tốt trong cả 3 năm và đặc biệt là năm 2012.

Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này cho biết: Trong năm 2010, một đồng

nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,07 đồng tiền mặt, nhưng năm 2011 và 2012 thì giảm. Năm 2011 tiền và tương đương tiền giảm mạnh hơn so với sự giảm của nợ ngắn hạn làm cho hệ số thanh toán tức thời của Công ty giảm so với năm trước. Qua cả 3 năm, hệ số này nhỏ hơn 1 rất nhiều, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty không tốt, tài chính kém ổn định, cho thấy khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ bằng

tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là cực kỳ kém.

Nhóm các chỉ tiêu hoạt động (chỉ tiêu đánh giá các thành phần của TSNH): Bảng 2.7. Chỉ tiêu hoạt động của Công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vòng quay TSNH Vòng 0,95 1,04 0,77

Thời gian luân chuyển Ngày

381 347 468 TSNH

Suất hao phí của TSNH Lần

1,06 0,96 1,30

(Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính)

Vòng quay tài sản ngắn hạn: Cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn của

doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu này. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đối với doanh nghiệp. Năm 2010 vòng quay TSNH là 0,95 vòng, năm 2011 tăng lên đến 1,04 vòng do mức giảm của tài sản ngắn hạn lớn hơn mức giảm của doanh thu thuần. Năm 2012 vòng quay TSNH lại giảm trầm trọng xuống 0,77 vòng. Điều này cho thấy năm 2011 hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty tốt hơn năm 2010 và năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình ngành xây dựng vẫn chưa có tín hiệu phục hồi, trong khi đó chính sách quản lý của Công ty không có nhiều đổi mới, lượng tiêu thụ hàng hóa giảm trầm trọng khiến cho vòng quay tài sản ngắn hạn chậm chạp hơn và doanh thu giảm sút. Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng tiêu dùng sản phẩm, mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn đặc biệt ngành xây dựng bất động sản, các dự án công trình xây dựng bị đình trệ, thắt chặt chi tiêu nên cần phải có chiến lược thực sự hiệu 37

quả trong việc tiêu thụ sản phẩm mới có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm tăng lợi nhuận cho Công ty.

Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn: Cho biết tốc độ chu chuyển của tài

sản ngắn hạn là nhanh hay chậm. Năm 2010, vòng quay TSNH là 0,95 vòng tương ứng với thời gian luân chuyển là 381 ngày. Năm 2011 vòng quay TSNH là 1,04 vòng tương ứng với thời gian thực hiện 1 kỳ luân chuyển là 346 ngày, giảm 35ngày/1 kỳ

luân chuyển. Năm 2012, vòng quay là 0,77 vòng tương ứng với thời gian cho 1 kỳ luân chuyển là 468 ngày, tăng 122 ngày/1 kỳ luân chuyển so với năm 2011. Như vậy năm 2012 số vòng quay TSNH giảm trầm trọng tương ứng với thời gian luân chuyển TSNH tăng mạnh. Kết quả này phản ánh lượng tài sản ngắn hạn bị tồn đọng quá lớn trong các khâu sản xuất và lưu thông, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển TSNH, nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo được một chỗ dựa vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.

Suất hao phí của tài sản ngắn hạn: Qua các năm, suất hao phí tài sản ngắn hạn

tăng. Năm 2010 Công ty có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ thì cần 1,06 đồng giá trị tài sản ngắn hạn, năm 2011 giảm xuống 0,96 đồng và năm 2012 tăng đến 1,30 đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số này có giá trị thấp nhất là năm 2011, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao hơn năm 2010 và 2012, năm 2011 Công ty không cần đầu tư quá nhiều tài sản ngắn hạn nhưng lại tạo ra rất nhiều doanh thu. Chỉ số này tăng vào năm 2012, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản kém, doanh nghiệp đầu tư nhiều tài sản ngắn hạn nhưng lại tạo ra ít doanh thu. Công ty cần có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, tạo ra được nhiều doanh thu và lợi nhuận.

Bảng 2.8. Khả năng quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần Tr.đ

150.199,17 130.299,46 96.198,09

Các khoản phải thu Tr.đ

57.295,07 52.843,38 54.955,93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận sau thuế Tr.đ

448,03 713,53 118,87

Vòng quay các khoản phải Vòng

2,62 2,47 1,75 thu

Thời gian thu tiền trung Ngày

146 205 bình

(Số liệu tính được từ Báo cáo tài chính)

Vòng quay các khoản phải thu: Qua các năm, vòng quay các khoản phải thu

giảm dần, cụ thể năm 2010 là 2,62 vòng, năm 2011 giảm xuống 2,47 vòng do doanh thu thuần giảm nghiêm trọng từ 150.199,17 triệu đồng xuống 130.299,46 triệu đồng, 38

năm 2012 vòng quay các khoản phải thu vẫn giảm trầm trọng xuống 1,75 vòng. Năm 2011 lượng hàng tiêu thụ của Công ty giảm nên kéo theo sự giảm của các khoản phải thu khách hàng nhưng mức giảm của doanh thu thuần lớn hơn mức giảm của các khoản phải thu dẫn đến vòng quay các khoản phải thu giảm trong năm 2011. Năm 2012 mặc dù lượng hàng tiêu thụ được vẫn giảm nhưng các khoản phải thu lại tăng chứng tỏ chính sách quản lý các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là kém dẫn đến giảm trầm trọng số vòng quay các khoản phải thu vào năm 2012. Công ty cần có chiến lược quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý hơn, có thể Công ty cần nới lỏng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng vòng quay các khoản phải thu nhưng khi thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng thì Công ty cũng nên có chiến lược hợp lý để quản lý tốt các khoản phải thu để vừa kích thích đối tác trả tiền nhanh vừa hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra. Tuy nhiên, đã nói đến kinh doanh thì phải chấp nhận nợ, vấn đề là các nhà quản lý tài chính phải làm thế nào để hạn chế tối đa bị chiếm dụng vốn và xem xét số vốn bị chiếm dụng đó có hợp lý hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.

Thời gian thu tiền trung bình: Năm 2010 là 137 ngày, tới năm 2011 tăng lên

tới 146 ngày và năm 2012 lại tiếp tục tăng mạnh lên tới 205 ngày. Trong ba năm gần đây, thời gian thu tiền trung bình của năm 2012 cao hơn năm 2010 và 2011, đây là một dấu hiệu không tốt với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp khó thu hồi được tiền. Thời gian thu tiền dài, Công ty bị chiếm dụng vốn lớn và lâu, làm tăng áp lực huy động vốn để Công ty đầu tư. Công ty cần phải có chiến lược hợp lý hơn để quản lý tốt các khoản phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.9. Khả năng quản lý kho của Công ty năm 2010-2012

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần Tr.đ 150.199,17 130.299,46 96.198,09 Hàng tồn kho Tr.đ 46.360,33 48.555,34 48.426,55

Lợi nhuận sau thuế Tr.đ

448,03 713,53 118,87 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,24 2,68 1,99

Thời gian luân chuyển kho trung Ngày

111 134 181 bình

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010 - 2012 của Công ty)

Vòng quay hàng tồn kho: Cho biết một năm kho của Công ty quay được bao

nhiêu lần. Năm 2010, kho của Công ty được luân chuyển tăng 3,24 vòng , năm 2011 chỉ tiêu này là 2,68 vòng. Do năm 2011 hàng tồn kho tăng còn doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2010 nên vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm so với năm 39

2010. Năm 2012 chỉ tiêu này là 1,99 vòng. Do năm 2012 hàng tồn kho giảm rất ít so với mức giảm trầm trọng của doanh thu thuần so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả. Nhưng trong cả ba năm chỉ số này của công ty giảm, đặc biệt là năm 2012, chứng tỏ rằng lượng sản phẩm mà công ty bán được là ít, nghiêm trọng nhất là năm 2012. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp Công ty an toàn hơn trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu. Nhưng hàng tồn kho có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả.

Thời gian luân chuyển kho trung bình: Cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng

trong kho được luân chuyển một lần. Năm 2010, cứ 111 ngày thì kho lại được luân chuyển một lần đến năm 2011 là 134 ngày. Năm 2012 là 181 ngày. Thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty trong cả 3 năm đều rất dài, nhất là năm 2012. Việc thời gian luân chuyển kho trung bình dài làm tăng các chi phí liên quan tới việc quản lý kho. Cho thấy hiệu quả sử dụng hàng tồn kho kém, làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian luân chuyển kho bị kéo dài thêm. Do nền kinh tế năm 2011 và 2012 chưa có dấu hiệu phục hồi, ngành xây dựng – bất động sản vẫn đóng băng nên các sản phẩm liên quan đến ngành xây dựng đều khó tiêu thụ, thời gian luân chuyển kho tăng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho Công ty cũng cần quan tâm hơn đến việc bảo quản và luân chuyển hàng tồn kho.

Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn:

Đồ thị 2.2. Tỷ suất sinh lời của Công ty Thiên Hoàng và Công ty Việt Minh năm 2010-2012

001 0.85

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thiên hoàng (Trang 46)