Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ được bố trí vào các liên doanh và công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiêp nước ngòai (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 73)

6 tháng đầu năm 2009 Đơn vị

3.2.2.3. Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ được bố trí vào các liên doanh và công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên địa bàn

công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trên địa bàn

Trước hết, để đảm bảo chất lượng cán bộ được bố trí vào các liên doanh, tỉnh cần xây dựng và ban hành quy chế về tuyển chọn và bố trí cán bộ tham gia hội động quản trị và quản lý doanh nghiệp liờn doanh, trong đó quy định rừ cỏc tiờu chuẩn tuyển chọn về phẩm chất chớnh trị và đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ, năng lực lónh đạo, quản lý… cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh.

Cần xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại bằng nhiều hỡnh thức khỏc nhau cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên có triển vọng và đạo đức tốt, am hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế và các kỹ năng chuyên ngành phù hợp doanh nghiệp được bố trí, nhất là đối với những ngành nghề, những doanh nghiệp trọng điểm. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các cán bộ hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh.

Các cơ quan chuyên môn của tỉnh cần phối hợp với các đơn vị có dự án đang hoạt động hoặc kêu gọi đầu tư có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo cán bộ đủ tiêu chuẩn để thay thế số cán bộ không cũn đủ tiêu chuẩn trong các liên doanh hiện có, tăng cường chất lượng cán bộ vào các liên doanh trọng điểm và đưa cán bộ tham gia vào các liên doanh mới ngay từ đầu. Tăng cường hoạt động của các tổ chức Đảng và Công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI, trước hết là đối với các liên doanh nhằm góp phần quản lý, đảm bảo quyền lợi của nhà nước và người lao động; giáo dục ý thức trỏch nhiệm và nghĩa vụ của người lao động trong việc góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển nhanh về tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, các KCN tập trung, các cụm công nghiệp… đó làm gia tăng nhu cầu lao động đó qua đào tạo trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, hàng năm có hàng nghỡn người bước vào độ tuổi lao động cộng với số lượng khá lớn lao động là người nhập cư (phần lớn là chưa qua đào tạo) nên đó dẫn đến số người có nhu cầu học nghề trên địa bàn cũng đó tăng nhanh.

Qua thực tế cho thấy, các cơ sở dạy nghề của tỉnh chủ yếu đào tạo các ngành nghề như lái xe, may công nghiệp, tin học… trong khi đó nhiều ngành nghề thị trường lao động có nhu cầu lớn như cơ khí chế tạo, lắp ráp điện tử, mộc điêu khắc, chế biến gỗ, may mặc… thỡ chưa được đào tạo hoặc đào tạo với số lượng ít, cung không đủ cầu. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, không những thiếu về số lượng mà trỡnh độ tay nghề của công nhân kỹ thuật (mới tốt nghiệp các trường, các trung tâm dạy nghề) cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, yếu cả lý thuyết lẫn thực hành hoặc giỏi lý thuyết nhưng lại thiếu thực hành. Do đó, sau khi tuyển dụng xong, doanh nghiệp thường phải tổ chức đào tạo lại hoặc kèm cặp bổ sung trong quá trỡnh làm việc để phù hợp với thực tế trang thiết bị máy móc và quy trỡnh công nghệ của đơn vị mỡnh.

Trước thực trạng trên, tỉnh cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề đặc biệt là những ngành nghề mà nhiều doanh nghiệp FDI có nhu cầu, trước hết là phục vụ cho các KCN tập trung, các cụm công nghiệp của tỉnh. Do đó, trong thời gian tới hệ thống đào tạo nghề cần phải đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, tính thực tiễn và hiệu quả nhằm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhất là đối với những ngành nghề mà các doanh nghiệp FDI đang có nhu cầu.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho từng lĩnh vực riêng biệt như đào tạo cho các ngành công nghiệp, các KCN tập trung, các cụm công nghiệp, các đối tượng xó hội… để có kế hoạch đào tạo phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Mở rộng các loại hỡnh đào tạo, trong đó chú ý đào tạo dài hạn các ngành nghề như cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện tử, xây dựng, vận hành máy… Để thực hiện được kế hoạch đào tạo, tỉnh cần huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng mới và nâng

cấp các trường, cơ sở day nghề hiện có, đầu tư mua sắm các trang thiết bị dành cho dạy và học nghề cũng như thực hiện chính sách đói ngộ và thu hỳt giỏo viờn dạy nghề phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề của tỉnh.

Một phần của tài liệu thu hút đầu tư trực tiêp nước ngòai (fdi) ở bắc giang hiện nay (Trang 73)