Chuẩn meta-data

Một phần của tài liệu tìm hiểu các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng e-learning cho giáo viên trung học phổ thông (Trang 26)

Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các khoá học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại đƣợc khi cần thiết. Chúng đƣợc gọi là các chuẩn meta-data.

thi. Các đặc tả đó là:

− IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard. − IMS Learning Resourses Meta-data Specification − SCORM Meta-data Standard.

2.1.4 Chuẩn chất lƣợng

Nhóm chuẩn thứ tƣ nói đến chất lƣợng của các module và các khoá học. Chúng đƣợc gọi là chuẩn chất lƣợng, kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế khoá học cũng nhƣ khả năng hỗ trợ của khoá học với những ngƣời tàn tật.

Ngoài ra cũng còn một số chuẩn khác nhƣ: Test Questions - chuẩn về các câu hỏi kiểm tra, Inteprise Information Model – xác định các định dạng thông tin dùng để trao đổi giữa các hệ thống quản lí,…

Sự kết hợp các chuẩn đã tạo ra các giải pháp e-learning chi phí thấp, hiệu quả cao, tiện lợi cho những ngƣời tham gia trong cộng đồng e-learning.

2.2 Tìm hiểu và phân tích một số công cụ thực hiện cho e-learning

Dựa vào chức năng của các công cụ, có thể chia các công cụ phục vụ cho e-learning thành ba loại chính: công cụ để truy cập e-learning, công cụ để tạo nội dung trong e-learning, công cụ phục vụ việc phân phối e-learning.

2.2.1 Công cụ để truy cập

Để có thể học tập, ngƣời dùng cần phải truy cập vào hệ thống. Do đó, việc học tập điện tử cần phải có các công cụ để tìm kiếm, duyệt, hiển thị và chạy các nội dung của e-learning. Các công cụ đó phải tin cậy, dễ sử dụng, dễ thao tác và có khả năng hiển thị thông tin một cách chính xác.

− Trình duyệt Web: cung cấp một giao diện ngƣời dùng (GUI) của Internet. Trình duyệt Web đƣa ra một cách thức đảm bảo thông tin luôn sẵn có giữa những ngƣời trên toàn cầu, bằng cách đọc các file mã hóa bằng ngôn ngữ định dạng siêu văn bản, trình duyệt có thể cung cấp các thông tin cần thiết ngƣời dùng sử dụng các dòng máy tính khác nhau.

− Media Player và Viewer: cho phép ngƣời dùng hiển thị dữ liệu giảng dạy với âm thanh, hình ảnh, video...

2.2.2 Công cụ biên tập nội dung

2.2.2.1 Công cụ mô phỏng

Các chƣơng trình máy tính có thể mô phỏng các điều kiện thời tiết, các phản ứng hoá học, các quá trình sinh học... Môi trƣờng IT (Information Technology) cũng có thể mô phỏng đƣợc. Gần với mô phỏng là hoạt hình (animation). Hoạt hình là sự mô phỏng một chuyển động bằng cách thể hiện một tập các ảnh, hoặc các frame. Có những công cụ hoàn hảo dùng cho việc tạo các hoạt hình và các mô phỏng của môi trƣờng IT. Với các công cụ nhƣ vậy, bạn có thể ghi và điều chỉnh các sự kiện diễn ra trên màn hình máy tính. Với hoạt hình chỉ là ghi lại các sự kiện một cách thụ động, tức là HS chỉ xem đƣợc những hành động gì diễn ra mà không thể tƣơng tác với các hành động đó. Với công cụ mô phỏng bạn có thể tƣơng tác với các hành động (vd: phần mềm Adobe Flash).

Các tính năng của phần mềm:

 Ghi lại các chuyển động trên màn hình

 Chỉnh sửa lại các chuyển động

 Đƣa thêm text các thành phần đồ họa nhƣ các mũi tên chỉ dẫn

 Đƣa thêm tƣơng tác cho HS

 Đƣa thêm audio/video

 Xuất ra các định dạng khác nhau nhƣ *.swf, *.avi, *.gif ... Khả năng ứng dụng trong e-Learning:

 Giải thích và trình diễn việc thực hiện các nhiệm vụ trong các ứng dụng IT và môi trƣờng IT.

 Đào tạo kĩ năng cho các HS không cần sử dụng môi trƣờng thực. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của những phần mềm loại này:

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Giúp HS hiểu nhanh hơn. Đầu ra có kích thƣớc tƣơng đối lớn Tạo các đối tƣợng học tập nhanh và

dễ dàng.

Những ứng dụng này chỉ tập trung vào nội dung IT.

2.2.2.2 Công cụ soạn bài điện tử

Là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng. Các trang web với các thành phần duyệt và tất cả các loại tƣơng tác (thậm chí cả các bài kiểm tra) đƣợc tạo ra dễ dàng nhƣ việc tạo một bài trình bày bằng PowerPoint, Adobe Captive… Với loại ứng dụng này bạn có thể nhập các đối tƣợng học tập đã tồn tại trƣớc nhƣ text, ảnh, âm thanh, các hoạt hình và video chỉ bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là nội dung sau khi soạn xong có thể xuất ra các định dạng nhƣ HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân theo chuẩn SCORM/AICC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tính năng của công cụ:

 Tạo các đối tƣợng duyệt.

 Tạo các tƣơng tác.

 Nhập các đối tƣợng đã tồn tại.

 Liên kết các đối tƣợng học tập với nhau.

 Cung cấp các mẫu tạo khoá học nhanh chóng, thuận tiện.

 Sử dụng lại các đối tƣợng học tập.

 Tạo các bài kiểm tra.

 Xuất ra các định dạng khác nhau.

 Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình khả năng ứng dụng trong e-learning.

Công cụ loại này không có hạn chế nào cả. Tất cả các mô hình học tập có thể sử dụng đƣợc, tất cả các loại tƣơng tác có thể xây dựng đƣợc. Ngoài ra, các đối tƣợng học tập khác nhƣ các hoạt hình (đƣợc tạo bằng các công cụ khác) có thể đƣợc tích hợp.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của những phần mềm loại này:

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Nhập các đối tƣợng học tập đã có trƣớc nhanh chóng, hỗ trợ nhiều định dạng.

Các sản phẩm trông giống nhau nếu bạn không đƣa thêm các đối tƣợng duyệt của riêng bạn.

Không đòi hỏi các kiến thức về lập trình (rất dễ học).

Ƣu điểm Nhƣợc điểm Dễ sử dụng lại các đối tƣợng học tập.

Xuất ra nhiều định dạng khác nhau (HTML, gói tƣơng thích với SCORM, EXE...).

Có các tính năng lập trình nâng cao.

2.2.2.3 Công cụ soạn thảo Web

Là phần mềm dùng để tạo các trang web, giúp phát triển một Website nhanh hơn, hiệu quả hơn. Có thể phân loại nhƣ sau:

 Phần mềm soạn thảo HTML - HTML editors (giúp bạn viết mã HTML).

 Phần mềm soạn thảo trực quan -WYSIWYG editors (giúp tự sinh mã HTML thông qua việc bạn soạn thảo, kéo thả các thành phần).

 Phần mềm soạn thảo trực quan có hỗ trợ thêm các tính năng để tạo nội dung E-learning.

Các tính năng của công cụ này:

 Nhập các đối tƣợng từ bên ngoài nhƣ các file flash, ảnh, film, audio...

 Định nghĩa và tạo bố cục các trang web theo một cách đơn giản.

 Thay đổi các trang web bằng cách thay đổi mã HTML trực tiếp.

 Sử dụng mẫu (template) và CSS (Cascading Style Sheets).

 Sử dụng các tính năng nâng cao nhƣ dùng lớp, các nút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cung cấp các tính năng kết nối tới cơ sở dữ liệu.

 Có các add-in hỗ trợ (CourseBuilder, LearningSite của Dreamweaver).

Khả năng ứng dụng: Công cụ không có hạn chế nào cả, tất cả các loại mô hình học tập có thể đƣợc sử dụng, tất cả các loại tƣơng tác có thể xây dựng đƣợc. Hơn nữa, các đối tƣợng e-learning khác cũng có thể đƣợc tích hợp.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của những phần mềm loại này:

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

ở ngoài vào trong hệ thống. nhiều thời gian. Tính tuân theo chuẩn e-learning còn chƣa tốt.

Không yêu cầu kiến thức lập trình lúc bắt đầu. Dễ sử dụng lại các đối tƣợng học tập và rẻ.

Để tạo các tƣơng tác phức tạp bạn cần phải biết các kiến thức về lập trình tƣơng đối sâu.

Một vài mẫu đã đƣợc tạo ra trƣớc dùng cho việc tạo ra nội dung học tập.

Kiến thức về HTML vẫn yêu cầu, thậm chí với nội dung đơn giản.

2.2.2.4 Công cụ tạo bài trình bày có Multimedia

Là phần mềm hỗ trợ đƣa multimedia lên mạng, ngoài ra những phần mềm này hỗ trợ tính năng phát trực tiếp các bài trình bày qua mạng (Macromedia Breeze, MS Producer, Stream Author ). Phần mềm này phân loại theo:

 Tuân theo chuẩn e-learning chẳng hạn nhƣ SCORM.

 Khả năng chỉnh sửa, đồng bộ hoá các multimedia có trong bài trình bày.

 Khả năng cung cấp các mẫu (template) bài trình bày.

 Khả năng quản lý các bài trình bày.

 Quản lý những ngƣời tham gia bài trình bày.

 Tối ƣu hoá băng thông khi phát bài trình bày trên mạng.

 Đƣa các câu hỏi kiểm tra vào trong bài trình bày. Phần mềm có tính năng chung sau:

 Ghi âm thanh và hình ảnh (video) của ngƣời trình bày.

 Xuất ra một số định dạng khác nhau.

 Khả năng phát bài trình bày trực tiếp trên mạng.

 Đồng bộ hoá âm thanh, video với các slide trình bày.

Khả năng ứng dụng trong e-learning: phần mềm thích hợp cho việc tạo các bài trình bày có multimedia đi kèm (audio, video) sau đó phát trên mạng cho nhiều ngƣời xem. Các bài trình bày có thể đƣợc phát trực tiếp hoặc lƣu lại để có thể xem sau khi có thời gian.

Ƣu điểm và nhƣợc điểm của những phần mềm loại này:

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

tích hợp vào PowerPoint. phức tạp. Tạo ra đƣợc các bài trình bày hấp dẫn

do có multimedia. Xuất ra đƣợc định dạng có thể phát trên mạng, chia sẻ thông tin với mọi ngƣời.

Bài trình bày thƣờng chỉ thực hiện đƣợc một chiều, không có sự tƣơng tác ở phía ngƣời xem.

2.2.2.5 Seminar điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các công cụ này dùng để hỗ trợ việc học tập đồng bộ trong một lớp học ảo, một cách thể hiện của môi trƣờng mà bạn có thể mô phỏng lớp học mặt đối mặt (face-to-face) dùng các kĩ thuật tiên tiến. Lớp học ảo cung cấp một môi trƣờng mà bạn có thể truy cập rất nhiều tài nguyên và bạn có nhiều lựa chọn, nhiều phƣơng pháp để trao đổi thông tin (phần mềm LearnLic).

Các tính năng của công cụ:

 Các bài giảng đƣợc thực hiện trực tuyến.

 Chat.

 White board.

 Thực hiện trả lời các câu hỏi trực tuyến và có kết quả ngay lập tức.

 E-mail.

 Diễn đàn thảo luận.

 Có danh sách các URL hữu ích.

 Duyệt web (có sự hƣớng dẫn của ngƣời khác).

 Chia sẻ màn hình.

 Có sự tham gia của audio, video.

 Ghi nhớ đƣợc các phiên học tập (sau đó HS có thể xem vào các thời gian khác).

Khả năng ứng dụng trong E-learning:

 Có thể đƣa bài giảng đến cho một nhóm lớn các HS.

 Tạo ra môi trƣờng học tập hấp dẫn có tính tƣơng tác cao . Ƣu điểm và nhƣợc điểm của những phần mềm loại này:

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Một môi trƣờng học tập đồng bộ hấp dẫn.

Chất lƣợng video thƣờng tồi hơn nhiều so với chất lƣợng audio.

Cho phép phát huy vai trò của từng cá nhân, cũng nhƣ huy động đƣợc kiến thức của cả một tập thể lớn.

Các công cụ dạng này thƣờng rất đắt so với các công cụ e-learning khác.

2.2.2.6 Công cụ tạo nội dung khóa học

Công cụ biên soạn nội dung khóa học là một công cụ nhằm mục đích tạo ra nội dung cho khóa học. Chúng thƣờng tạo ra các trang và thêm các đoạn text, graphic, video cũng nhƣ là đƣa ra khung làm việc để tổ chức các trang và các bài học để ngƣời học có thể định hƣớng một cách rõ ràng. Một vài công cụ còn hỗ trợ việc kiểm tra để ngƣời học có thể theo dõi đƣợc quá trình học của mình. Một số công cụ còn bao gồm cả khả năng lƣu trữ điểm và báo cáo để ngƣời quản trị và ngƣời GV có thể theo dõi đƣợc việc học của HS. Một số công cụ tạo nội dung tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

− Crocodille Clips (http://www.crocodile-clips.com). Một tập công cụ giúp giáo viên tạo các thí nghiệm mô phỏng các hiện tƣợng vật lý, hóa học, cũng nhƣ các tính chất trong toán học và tin học. Đây là phần mềm thƣơng mại đƣợc đánh giá rất cao trên thế giới.

− MS Producer: là công cụ bổ sung vào bộ MS Office và hoàn toàn miễn phí. Công cụ giúp đƣa thêm multimedia (audio và video) vào các bài trình bày PowerPoint, giúp bài trình bày trở nên sống động gấp nhiều lần.

− ToolBook (http://www.click2learn.com/)là công cụ soạn bài rất mạnh, gồm hai sản phẩm ToolBook Assistant, Toolbook Instructor. ToolBook Assistant giúp phát triển các bài học nhanh chóng, không đòi hỏi phải luyện tập, đào tạo nhiều.

Trong khi đó ToolBook Instructor là công cụ soạn bài toàn diện, dành cho nhiều nhà phát triển nội dung khác nhau. Với ToolBook, chúng ta có thể tạo các bài học có tính tƣơng tác cao với sự tham gia của nhiều đối tƣợng thông minh, có hỗ trợ mô phỏng và đánh giá.

− CourseGenie (http://www.coursegenie.com/index.htm ): Đây là công cụ giúp tạo bài học có tính tƣơng tác cao ngay trong MS Word, rất tiện lợi cho mọi ngƣời. Công cụ nổi bật với khả năng hỗ trợ chuẩn: chuẩn SCORM, IMS

QTI, Section 508, SENDA. Ngoài ra công cụ cũng có tính tƣơng tác cao với các hệ thống khác trên thế giới nhƣ BlackBoard, WebCT, LRN Toolkit.

− Reload (http://www.reload.ac.uk/) là dự án mã nguồn mở, giúp đóng gói và chỉnh sửa gói SCORM và IMS Content Packaging từ các tài nguyên có trƣớc (tạo bằng Dreamweaver, FrontPage, Flash…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− eXe (http://exelearning.org/) là bộ công cụ mã nguồn mở đƣợc phát triển bởi đại học New Auckland - New Zealand. GV không cần các kiến thức về HTML, XML có thể phát triển các bài giảng điện tử offline (không cần kết nối vào mạng Internet) sau đó xuất ra dƣới dạng các trang Web hoặc một gói tuân theo chuẩn SCORM hoặc IMS Content Packaging.

Ngoài các công cụ tạo nội dung chuyên dụng, còn có một vài cách khác để tạo nội dung cho khóa học, bằng cách nhƣ kết hợp các loại khác nhau, các công cụ hỗ trợ trực tuyến, các công cụ đa phƣơng tiện,…

2.2.2.7 Công cụ kiểm tra và đánh giá

Với các công cụ kiểm tra, ngƣời học có thể theo dõi đƣợc tiến trình học của mình, còn ngƣời GV và soạn bài giảng có thể dùng các công cụ này để tạo ra các bài test trên Intranet và Internet nhƣ một phần của một khóa học (bài học) và để xác định đƣợc tính hiệu quả của khóa học. Thƣờng thì sẽ có các tính năng nhƣ đánh giá và báo cáo sẽ đƣợc gộp vào cùng. Đa số các ứng dụng hiện nay đều hỗ trợ xuất ra các định dạng tƣơng thích với SCORM, AICC, do đó các bài kiểm tra hoàn toàn có thể đƣa vào các LMS/LCMS khác nhau. Bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra này trong nhiều trƣờng hợp khác nhau: kiểm tra đầu vào, tự kiểm tra, các kì thi chính thức...Các ứng dụng cho phép ngƣời soạn câu hỏi chọn lựa nhiều loại câu hỏi khác nhau: trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, kéo thả...(ví dụ nhƣ: phần mềm Question mark). Có thể phân làm hai loại chính sau:

 Chạy trên desktop.

 Chạy trên nền web. Các tính năng của công cụ này:

 Môi trƣờng kiểm tra bảo mật.

 Xáo trộn các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên.

 Cung cấp các feedback cho HS.

 Đƣa ra các bài kiểm tra phù hợp với khả năng của từng ngƣời.

 Sinh các báo cáo về kết quả học tập của HS. Khả năng ứng dụng trong e-learning.

 Kiểm tra đầu vào (pretest) để đánh giá kiến thức của HS trƣớc khi tham gia học tập.

 Tự kiểm tra giúp HS ôn lại các kiến thức đã học.

 Đánh giá kết quả học tập của HS.

 Đánh giá sự hiệu quả của phƣơng pháp giảng dạy thông qua các bài kiểm tra.

Một số phần mềm tiêu biểu là:

− Quiz Lab (http://www.quizlab.com): tạo các câu hỏi trực tuyến hoặc lựa chọn từ một thƣ viện lớn các câu hỏi đã có trƣớc. Phần mềm tiết kiệm thời gian cho bạn bằng cách tự động ghi và tính điểm, theo dõi quá trình kiểm tra

Một phần của tài liệu tìm hiểu các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng e-learning cho giáo viên trung học phổ thông (Trang 26)