Đánh giá chung về Moodle

Một phần của tài liệu tìm hiểu các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng e-learning cho giáo viên trung học phổ thông (Trang 46)

Những ƣu điểm, những hạn chế của Moodle cho thấy Moodle không phải dành cho tất cả mọi ngƣời. Chỉ nên xem xét và triển khai áp dụng Moodle trong những hoàn cảnh ở đó Moodle có thể phát huy đƣợc những lợi thế của nó.

Để tận dụng đƣợc tốt nhất những khả năng mang lại, ngƣời học cần thoả mãn những yêu cầu sau:

- Có khả năng học một cách độc lập, đồng thời cần có quan điểm tích cực về việc học.

- Có mục tiêu học tập cụ thể.

- Có khả năng sử dụng máy tính tốt.

- Có khả năng tự giải quyết các vấn đề khó khăn một cách độc lập. - Cần thu nạp kiến thức nhƣng không có thời gian hoặc không đủ chi phí để theo học các lớp học thông thƣờng.

- Đã có một số kinh nghiệm và kiến thức cơ sở và khái niệm ở mức nhất định về chủ đề mình muốn học.

Những chủ đề học nhƣ sau có thể tận dụng đƣợc thế mạnh của công nghệ nếu đƣợc triển khai trên Moodle (chủ yếu là những tri thức khoa học, tri thức kỹ năng kỹ thuật hoặc kinh doanh).

- Tri thức có tính thủ tục.

- Các kiến thức khái niệm về khoa học và doanh nghiệp. - Các kỹ năng có thể học đƣợc một cách nhanh chóng.

Một số chủ đề đƣợc coi là không hoàn toàn thích hợp với e-learning, hoặc đang trong quá trình nghiên cứu để tăng tính hiệu quả khi áp dụng e- learning.

- Soft-skill: kỹ năng lãnh đạo, ứng xử xã hội... yêu cầu có sự hƣớng dẫn, đánh giá và điều chỉnh tinh tế trong quá trình học

- Những tri thức, kỹ năng liên quan đến các vận động phức tạp: ví dụ khiêu vũ, chơi thể thao,...

2.4 Công cụ để tạo nội dung trong hệ thống Moodle

Công cụ tạo bài giảng điện tử là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng nhƣ việc tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint. Với các công cụ này ta có thể nhập các đối tƣợng đã tồi tại trƣớc nhƣ: Text, ảnh, âm thanh, video…chỉ bằng một vài thao tác cơ bản. Đặc điểm nổi bật của các công cụ này là sau khi soạn thảo xong có thể đóng gói ra dạng HTML, CD- ROM hoặc theo chuẩn SCORM.

Các công cụ soạn thảo nội dung bài giảng điện tử rất dễ sử dụng, không đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có kiến thức chuyên môn về tin học cao mà chỉ cần ngƣời sử dụng có kiến thức căn bản về tin học. Tuy nhiên có một số công cụ đòi hỏi khả năng lập trình nhƣ (Authorware). Hiện nay các công cụ phổ

biến để xây dựng bài giảng điện tử nhƣ: Learning XHTML editor (eXe), LectureMaker, Captivate, Camtasia…

2.4.1 Công cụ tạo bài giảng điện tử LectureMaker

LectureMAKER là một phần mềm thƣơng mại, sản phẩm của công ty Daulsoft, Hàn Quốc. Đây là một công cụ dùng để soạn thảo bài giảng điện tử. Với phần mềm này, ngƣời dùng có thể tạo ra các bài giảng điện tử một cách dễ dàng, sinh động và hợp chuẩn. Phần mềm này đang đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam khuyến khích các nhà trƣờng và giáo viên sử dụng trong việc soạn bài giảng điện tử và ứng dụng elearning trong giảng dạy. Với phần mềm LectureMAKER cho phép chúng ta tạo ra bài giảng điện tử từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: PowerPoint, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, flash, ….. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cho phép ngƣời dùng tạo ra các câu hởi trắc nghiệm mang tính tƣơng tác cao.

Giao diện làm việc của LectureMAKER tƣơng đối giống với PowerPoint, nên ngƣời dùng không quá lạ lẫm khi sử dụng nó.

Các tính năng nổi bật của phần mềm LectureMaker

Cho phép tạo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn mà không cần dùng đến bất kì đoạn mã nào khác. Ngoài ra còn tích hợp các chức năng:

 Vẽ đồ thị các hàm số thông dụng (chỉ cần nhập hàm số, chƣơng trình tự vẽ đồ thị và chèn vào bài giảng).

 Gõ công thức toán học (dạng latex)  Trình xử lí ảnh

 Trình vẽ hình

 Ghi audio và video nội dung bài giảng (kể cả khi diễn tập bằng lecture)  Tích hợp chuyển đổi các định dạng video/audio.

 Cho phép nhúng vào các files có định dạng nhƣ Flash (.swf), .PDF, PowerPoint (.ppt, .pptx), website, nhúng video (gồm các định dạng.avi, .mp4, .wmv, .mpg, .asf) trên một khung hình mà ta đã chọn kích thƣớc trƣớc.

 Cho phép xuất ra nhiều định dạng: Xuất ra website (.html), tự chạy độc lập (.exe), SCO (SCORM 1.2, SCORM 2004 2nd Edition, SCORM 2004

3nd Edition theo chuẩn quốc tế), đóng gói theo chuẩn SCORM và chạy trên các hệ thống LMS.

2.4.2 Công cụ tạo bài giảng điện tử Adobe Captivate

Macromedia Captivate - chƣơng trình chuyên dùng soạn các bài giảng điện tử, làm những đề trắc nghiệm kiểm tra, đánh giá mà không cần có kiến thức lập trình nhƣ khi sử dụng Macromedia Flash.

Với phần mềm Captivate, ngƣời sử dụng có khả năng tạo ra các “mô phỏng” nhanh chóng, đây là công cụ hoàn hảo dùng cho việc tạo các mô phỏng trong môi trƣờng IT. Với các công cụ nhƣ vậy, bạn có thể ghi và điều chỉnh các sự kiện diễn ra trên màn hình máy tính. Trong khi các chƣơng chụp màn hình khác chỉ là ghi lại các sự kiện một cách thụ động, tức là học viên chỉ xem đƣợc những hành động gì diễn ra mà không thể tƣơng tác với các hành động đó. Với Captivate bạn có thể tƣơng tác với các hành động. Khả năng tƣơng tác của chƣơng trình giúp các giáo viên, những nhà phát triển Multimedia và elearning có các công cụ mạnh để tạo ra các nội dung giảng dạy tƣơng tác có thể truyền trên mạng hay trong môi trƣờng giảng dạy qua đĩa CD chạy trên máy tính.

Chƣơng trình cho kết quả ra nhiều định dạng file khác nhau nhƣ .swf, .exe hay video, ngƣời dùng có thể chuyển đổi những files PowerPoint sang định dạng .swf của Flash. Có thể khai thác chức năng capture (chụp) hình ảnh một chƣơng trình muốn mô phỏng để tạo ra các hiệu quả nhƣ thực mà file thiết kế có dung lƣợng rất nhỏ so với các chƣơng trình thu phim khác. Để tạo thêm sự hấp dẫn, chƣơng trình hỗ trợ các hiệu ứng chuyển cảnh, hiệu ứng text, caption, âm thanh, video, . . . Ngoài ra, chƣơng trình còn tạo các đối tƣợng học tập nhanh và dễ dàng, học viên có thể tham gia tƣơng tác trực tiếp tạo hứng thú cho ngƣời học.

Tạo ra các tài liệu hƣớng dẫn rất trực quan theo kiểu “cầm tay chỉ việc” bằng cách ghi lại mọi thao tác, kèm với những hƣớng dẫn bằng văn bản, âm thanh, … giúp ngƣời xem dễ hiểu, nắm bắt phần trình bày một cách nhanh chóng.

 Ghi lại các thao tác trên màn hình sau đó chèn vào các media nhƣ ảnh, âm thanh, phim. Cho phép thực hiện triệt để các chức năng tƣơng tác và cho phép xuất kết quả ra nhiều định dạng chuẩn để có thể nhập vào các chƣơng trình khác xử lý tiếp. Điểm nổi bật của chƣơng trình là cho phép kết xuất tuân theo chuẩn SCORM/AICC sử dụng trong elearning cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác mà ngƣời dùng không cần phải có kiến thức lập trình cũng nhƣ các kỹ năng đa phƣơng tiện phức tạp nào.

 Chƣơng trình có những công cụ, lệnh mô phỏng mạnh với nhiều tính năng đáp ứng cho nhiều đối tƣợng từ nhiều ngành nghề.

 Tạo file thiết kế có độ phân giải cao nhƣng dung lƣợng nhỏ rất thích hợp cho việc tạo các bài giảng, các quảng cáo trên mạng.

 Tạo các nội dung trình bày dƣới dạng diễn họa, báo cáo thuyết minh cho một sản phẩm, hƣớng dẫn sử dụng chƣơng trình rất bắt mắt, rõ ràng đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

 Soạn các câu trắc nghiệm với nhiều kiểu khác nhau, đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho các giáo viên không có kiến thức sâu về lập trình nhƣng muốn ứng dụng công nghệ thông tin để biên soạn giáo trình, bài giảng điện tử hay, có sức lôi cuốn ngƣời học và đánh giá kết quả học tập. Trong khi đó, các giáo viên bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực này chƣa tìm hiểu và làm quen với các công cụ thực hiện tất nhiên kịch bản mà họ chọn sẽ phù hợp với những gì họ biết mà thôi. Điều này dẫn đến hệ quả, nhiều bài giảng gần nhƣ đƣa nguyên xi từ Word sang Powerpoint mà thôi.

Lấy ví dụ: Hầu nhƣ giáo viên nào cũng biết các kiểm tra, đánh giá, khảo sát rất quan trọng trong dạy và học. Nhƣng để có các trắc nghiệm và

khảo sát đa dạng nhƣ: Chọn lựa, đúng-sai, điền khuyết v.v, có tự động tính điểm, khống chế thời gian thi, cho phép chọn lựa đƣợc câu trả lời trƣớc, có xem đƣợc đáp án sau khi thi hay không, kết quả bài thi đƣợc lƣu trong một cơ sở dữ liệu nhƣ thế nào, các câu hỏi và trả lời có cho phép tráo đổi hay không v.v. Chỉ nội các yêu cầu trên đã đủ cho giáo viên bỏ hẳn phần kiểm tra, (trắc nghiệm) vào trong đánh giá kết quả học sinh rồi, do bản thân giáo viên không đủ khả năng lập trình thỏa mãn yêu cầu trên. Cho dù giáo viên đó đƣợc đào tạo bài bản về công nghệ thông tin cũng không thể thực hiện nhanh chƣơng trình đáp ứng đƣợc yêu cầu trên.

Nhƣng nếu các giáo viên đó biết rằng: có những chƣơng trình giúp giáo viên soạn bài trắc nghiệm mà không cần có kiến thức lập trình và việc học mỗi chƣơng trình này chỉ mất 1 buổi hay 1 ngày thì chắc chắn các giáo viên sẽ đầu tƣ và trong kịch bản chắc chắn sẽ có phần đánh giá kiểm tra bằng trắc nghiệm.

 Với Captivate, các giáo viên có các công cụ hỗ trợ soạn các bài trắc nghiệm trong dạy và học. Bạn có thể tạo 6 loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau trong Captivate bao gồm:

o Multiple choice o True/False o Fill in the blank o Short answer o Matching o Likert

 Với 6 loại câu hỏi thực hiện trong Captivate hầu nhƣ đáp ứng cho các các giáo viên dạy nhiều môn học khác nhau.

o Multiple choice: Tạo ra slide chứa câu hỏi có nhiều lựa chọn, ngƣời sử dụng phải trả lời bằng cách, chọn một hay nhiều câu trả lời đúng trong danh sách.

o True/False: Tạo slide dạng câu hỏi với câu trả lời True (đúng) hay False (sai). Lựa chọn này cho phép tạo câu hỏi buộc ngƣời sử dụng phải xác định hoặc đúng hoặc sai.

o Fill in the blank: Tạo ra câu hỏi buộc ngƣời sử dụng phải trả lời bằng cách chọn những tùy chọn văn bản khác nhau để điền vào khoảng trống trong câu.

o Short answer: Tạo slide dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn. Nhấp tùy chọn này để tạo câu hỏi buộc ngƣời sử dụng phải trả lời bằng một từ hay cụm từ ngắn gọn nhất.

o Matching: Tạo slide dạng câu hỏi kết hợp với câu trả lời. Khi lựa chọn loại câu hỏi này, tạo câu hỏi yêu cầu ngƣời sử dụng phải kết nối câu hỏi đúng với câu trả lời (hoặc hai câu có ý nghĩa giống hay tƣơng tự nhau).

o Likert: Đây là những câu khảo sát vì vậy các câu này không đƣợc tính điểm. chức năng Likert tạo ra câu hỏi yêu cầu ngƣời sử dụng chỉ định mức đồng ý đối với một câu thông tin.

Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trong Captivate

Để tạo câu hỏi trắc nghiệm trong Captivate có rất nhiều phƣơng án nhƣ đã trình bày ở trên, ở đây chỉ xin trình bày dạng câu hỏi Mutiple choice. Để thực hiện dự án này có nhiều cách xây dựng hệ thống câu hỏi: câu hỏi cố định, câu hỏi ngẫu nhiên (random) …

Tại đây em tiến hành xây dựng một ngân hàng câu hỏi để xây dựng hệ thống câu hỏi random trong Captivate. Ngân hàng câu hỏi là nơi lƣu trữ bộ câu hỏi, cho phép sử dụng nhiều lần.

Bƣớc 1: Mở một dự án trắng (Blank Project) sau đó tại (Menu) Quiz >> Question Pool Manager.

Bƣớc 2: Tại hộp thoại Question Pool Manager: cửa sổ bên trái, click “+” tạo ngân hàng câu hỏi (đặt tên cho ngân hàng, mặc định là “Pool1”); cửa sổ bên phải, click “+” để thêm vào các câu hỏi.

Hình 2.2: Tạo câu hỏi trắc nghiệm với Captivate

Bƣớc 3: Kết thúc việc nhập câu hỏi, quay trở về màn hình dạng slide để chỉnh sửa và thêm các thông số (hình ảnh, âm thanh …) cho câu hỏi.

Bƣớc 4: Lƣu dự án này lại. + Tạo câu hỏi ngẫu nhiên:

Bƣớc 1: Mở một dự án

Bƣớc 2: Menu Quiz >> Import Question Pools Bƣớc 3: Menu Quiz >> Random Question slide Bƣớc 4: tại hộp thoại Random Question:

Point: Nhập điểm cho câu hỏi

Question Pool: Lựa chọn ngân hàng để lấy câu hỏi

Bƣớc 5: Tạo số câu hỏi cho đề thi và thiết lập các thông số cho câu hỏi (Quiz preference) nhƣ: Qui định về đỗ/trƣợt, cách gửi thông báo sau khi học viên đã hoàn thành bài thi …

2.4.3 Công cụ tạo bài giảng điện tử eXe

eLearning XHTML editor (eXe) là một công cụ xây dựng nội dung đào tạo (authoring) đƣợc thiết kế chạy trên môi trƣờng web để giúp đỡ các giáo viên và các học viện trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không cần phải thành thạo về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản web rắc rối khác. eXe đã đƣợc phát triển để dễ dàng vƣợt qua những giới hạn:

Các phần mềm xây dựng nội dung trên web truyền thống đòi hỏi những kiến thức không hợp lý, chúng không trực quan và các ứng dụng trƣớc đây không đƣợc thiết kế để xuất bản nội dung kiến thức. Do vậy các giáo viên và các học viện đã không chấp nhận các kỹ thuật này để xuất bản nội dung kiến thức trực tuyến. eXe nhắm đến việc cung cấp một công cụ trực quan, dễ sử dụng cho phép các giáo viên xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học.

Hiện nay, các hệ thống learning management system – LMS không cung cấp các công cụ authoring phức tạp cho nội dung web (khi so sánh khả năng của phần mềm web-authoring hoặc các kỹ năng của các nhà phát triển web có kinh nghiệm). eXe sẽ phát triển một công cụ cho phép cung cấp những khả năng chuyên nghiệp về web – publishing, sao cho chúng có thể tham chiếu một cách dễ dàng hoặc đƣợc import bởi các hệ thống tƣơng thích LMS chuẩn.

Phần lớn các hệ quản lý nội dung và LMS sử dụng mô hình web server tập trung, vì thế yêu cầu sự kết nối để soạn thảo. Điều này sẽ giới hạn các nhà biên soạn có kết nối băng thông thấp hoặc không kết nối mạng. eXe đƣợc phát triển nhƣ là một công cụ authoring offline mà không cần thiết phải kết nối mạng.

Rất nhiều các hệ quản trị nội dung và LMS không cung cấp môi trƣờng trực quan để các tác giả có thể nhìn thấy nội dung của họ sẽ trông ra sao trên trình duyệt khi đã xuất bản, đặc biệt là khi làm việc offline. eXe cho phép ngƣời dùng nhìn thấy đƣợc nội dung của họ sẽ nhƣ thế nào khi xuất bản lên mạng.

Các ứng dụng nhƣ Frontpage và Dreamweaver có thể cung cấp cho ngƣời dùng một công cụ khá tinh vi để thiết kế web. Tuy nhiên, trong việc

thiết kế bài giảng thì các công cụ này yêu cầu bạn phải có một trình độ khá cao, tiêu tốn nhiều thời gian.

* Thanh công cụ và các mục chọn Sidebar của eXe

Rất nhiều ngƣời sử dụng sẽ cảm thấy thân thiện hơn với thanh công cụ và một menu thả xuống đƣợc hiển thị ở phía trên của màn hình. eXe đã cài đặt tính năng chuẩn này trong phiên bản 0.4 và đƣa rất nhiều chức năng chuẩn (nhƣ new, save, export...) vào định dạng này. Điều này cho phép chung ta giảm bởi các tài nguyên khoảng trống thực sự trên bảng authoring để tạo nội dung.

Mục chọn Outline và iDevice trong các phiên bản trƣớc đã trở thành menu biên cho phép ngƣời dùng linh động hơn với các công cụ thƣờng sử

Một phần của tài liệu tìm hiểu các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng e-learning cho giáo viên trung học phổ thông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)