Kết quả thử kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 58)

Đồ thị 4.13: Đồ thị đường vòng vô khuẩn của kháng sinh đối với vi khuẩn

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn Aeromonas hydrophila có tính mẫn cảm cao nhất đối với kháng sinh Tetracycline ( đường kính vòng vô khuẩn trung bình >35 mm) ở cả 2 nồng độ.

Cùng 1 loại chất kháng sinh, vi khuẩn có tính mẫn cảm khác nhau ở các nồng độ khác nhau. Đối với kháng sinh Doxycycline, ở nồng độ vi khuẩn 2,16 x 107 thì vi khuẩn có tính mẫn cảm cao (đường kính vòng vô khuẩn trung bình >30 mm), ở nồng độ vi khuẩn 2,16 x 109 vi khuẩn lại có tính mẫn cảm trung bình. Đối với kháng sinh Erythromycin, ở nồng độ vi khuẩn 2,16 x 107 vi khuẩn có tính mẫn cảm trung bình (đường kính vòng vô khuẩn trung bình > 25mm), còn ở nồng độ vi khuẩn 2,16 x 109 vi khuẩn lại có tính mẫn cảm kém.

Ở 2 nồng độ vi khuẩn 2,16 x 107 và 2,16 x 109, đối với kháng sinh Rifampicin đường kính vòng vô khuẩn trung bình < 25mm chứng tỏ vi khuẩn A. hydrophila có tính mẫn cảm kém với kháng sinh này. Vi khuẩn A. hydrophila

không có tính mẫn cảm với kháng sinh Novobiocin do đường kính vòng vô khuẩn trung bình < 15mm.

Qua đó ta thấy dùng kháng sinh Doxycycline và Tetracycline tiêu diệt được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn A. hydrophila có hiệu quả hơn những kháng sinh khác.

Bùi Quang Tề (2002) cũng khẳng định Tetracycline được dùng để trị bệnh do vi khuẩn A. hydrophila gây ra trên động vật thủy sản nước ngọt. Kết quả trong nghiên cứu này trái ngược với ở Australia, một tỷ lệ lớn vi khuẩn A. hydrophila phân lập được trên cá nước ngọt đề kháng với kháng sinh Tetracycline và Rifampicin (Chang và Bolton, 1987), như vậy hai loại kháng sinh này không được dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn A. hydrophila gây ra.

Cũng theo Hatha và ctv, 2005 vi khuẩn này cũng đề kháng với kháng sinh Novobiocin.

Đồ thị 4.14: Đồ thị đường vòng vô khuẩn của kháng sinh đối với vi khuẩn A. salmonicida.

Đối với vi khuẩn A. salmonicida ở nồng độ vi khuẩn 1,95 x 107 kháng sinh Doxycycline có đường kính vòng vô khuẩn to nhất (>30 mm) chứng tỏ tính mẫn cảm của vi khuẩn đối với loại kháng sinh này là cao. Nhưng ngược lại ở nồng độ vi khuẩn 1,95 x 109 thì tính mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh Doxycycline chỉ ở mức trung bình.

Tương tự như kháng sinh Doxycycline, ở nồng độ vi khuẩn 1,95 x 107 vi khuẩn A. Salmonicida có tính mẫn cảm cao với kháng sinh Tetracycline ( đường kính vòng vô khuẩn trung bình >30 mm) nhưng ở nồng độ vi khuẩn 1,95 x 109 vi khuẩn có tính mẫn cảm trung bình với kháng sinh này.

Đối với các kháng sinh còn lại vi khuẩn lại có tính mẫn cảm khác nhau ở 2 nồng độ vi khuẩn. Vi khuẩn có tính mẫn cảm trung bình với kháng sinh

Rifampicin, nhưng lại có tính mẫn cảm kém với kháng sinh Erythromycin và không có tính mẫn cảm với kháng sinh Novobiocin.

Vì vậy dùng 2 loại kháng sinh Doxycycline và Tetracycline có thể tiêu diệt được tác nhân gây bệnh là vi khuẩn A. salmonicida.

Đồ thị 4.15: Đồ thị đường vòng vô khuẩn của kháng sinh đối với vi khuẩn A. caviae.

Nhìn vào đồ thị ta thấy hai loại kháng sinh Doxycycline và Tetracycline có đường vòng vô khuẩn to nhất (> 30 mm) ở cả 2 nồng độ vi khuẩn, chứng tỏ vi khuẩn A. caviae có tính mẫn cảm cao đối với 2 loại kháng sinh này. Do đó, có thể dùng 2 loại kháng sinh này để điều trị cho cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn A. caviae.

Riêng đối với kháng sinh Erythromycin thì vi khuẩn lại không có tính mẫn cảm. Các kháng sinh còn lại, tính mẫn cảm của vi khuẩn ở mức độ kém.

Đồ thị 4.16: Đồ thị đường vòng vô khuẩn của kháng sinh đối với vi khuẩn F. columnare

Qua đồ thị ta thấy hai kháng sinh Doxycycline và Tetracycline có đường vòng vô khuẩn to nhất (> 30mm) chứng tỏ tính mẫn cảm của vi khuẩn F. columnare đối với 2 loại kháng sinh này là cao nhất. Đối với kháng sinh Rifampicin và Novobiocin, ở cả 2 nồng độ vi khuẩn 1,52 x 107 và 1,52 x 109 vi khuẩn đều có tính mẫn cảm trung bình. Còn kháng sinh Erythromycin thì vi khuẩn có tính mẫn cảm kém.

Do đó, có thể dùng kháng sinh Doxycycline và Tetracycline để điều trị cho cá bị bệnh do vi khuẩn F. columnare.

Theo báo cáo của Ayse Kubilay và ctv (2008) thì vi khuẩn F. columnare

lại nhạy cảm với kháng sinh Erythromycin. Theo kết quả nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv (Tạp chí Khoa học 2012:22c) đa số vi khuẩn F. columnare

gây bệnh trắng đuôi trên cá tra nhạy với thuốc kháng sinh rifampin và trên 85% vi khuẩn vẫn còn nhạy với ampicillin và tetracyclin.

Tóm lại: Tất cả các loài vi khuẩn mà chúng tôi đã phân lập được đều có tính mẫn cảm cao với kháng sinh Doxycycline và Tetracycline. Hầu như không có tính mẫn cảm hoặc tính mẫn cảm kém với kháng sinh Novobiocin. Do đó có thể dùng 2 kháng sinh là Docyxycline và Tetracycline để điều trị cho cá Rô đồng bị bệnh trong điều kiện nuôi thâm canh.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

1.1. Chúng tôi đã phân lập được 4 loài vi khuẩn trong tổng số 174 mẫu cá rô đồng nuôi thâm canh tại Hải Dương là: A. hydrophila, A. salmonicida, A. caviae,F. Columnare với tỷ lệ nhiễm như sau:

+ Tỷ lệ nhiễm bệnh do A. hydrophila: 6,32%

+ Tỷ lệ nhiễm bệnh do A. salmonicida: 1,72%

+ Tỷ lệ nhiễm bệnh do A. caviae: 4,6%

+ Tỷ lệ nhiễm bệnh do F. columnare: 17,82%

1.2. Xác định được một số loại kháng sinh có tác dụng tốt trong phòng thí nghiệm:

+ Doxycycline và Tetracycline trị bệnh do vi khuẩn A. hydrophila, A. salmonicida, A. caviae F. columnare gây ra.

2. Đề xuất

2.1. Cần tiến hành gây cảm nhiễm nhân tạo với 4 loài vi khuẩn đã phân lập được để có kết luận chắc chắn vi khuẩn có phải là tác nhân gây bệnh hay chỉ là tác nhân cơ hội.

2.2. Có thể sử dụng 2 loại kháng sinh: Doxycycline, Tetracycline để trị bệnh vi khuẩn cho cá Rô đồng nuôi ở mức quy mô nhỏ.

2.3. Cần tiếp tục nghiên cứu phòng trị bệnh vi khuẩn trên cá Rô đồng ở mức rộng hơn để xác định loại kháng sinh đặc trị các bệnh vi khuẩn cho cá Rô đồng nuôi ở quy mô nuôi rộng lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Quang Tề, 1999. Giáo trình bệnh của động vật thủy sản, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Bùi Quang Tề, 2002. Nghiên cứu lựa chọn bước đầu các chất thay thế một số hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trong thủy sản. Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.

3. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà nội.

4. Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh học thủy sản phần 2. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.

5. Đàm Bá Long, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm cho cá Rô đồng (Anabas testudineus) sinh sản nhân tạo tại Khánh Hòa. Báo cáo đề tài, Trường Đại học Thủy sản.

6. Đặng Khánh Hồng, 2006. Thử nghiệm sản xuất cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) toàn cái. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.

7. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Giáo trình bệnh học thuỷ sản. Khoa nuôi trồng thuỷ sản - Đại học Thuỷ Sản Nha Trang.

8. Đỗ Thị Phượng, 2002. Điều tra kỹ thuật nuôi cá rô đồng ở hai huyện Ô Môn và Châu Thành tỉnh Cần Thơ.

9. Hồ Oanh, 2011. Kỹ thuật nuôi cá Rô đầu vuông. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Thuận. http://khuyennong.binhthuan.gov.vn.

10.Lê Văn Tính, 2003. Thực nghiệm nuôi cá Rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm khác nhau. Luận án thạc sĩ.

11.Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

12.Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

13.Nguyễn Hà Giang, 2008. Tiêu chuẩn hoá phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hoá của vi khuẩn Aeromonas hydrophila tại khoa thuỷ sản. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thuỷ Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.

14.Nguyễn Hữu Thịnh, Bùi Thị Kim Cương, Đỗ Viết Phương, 2011. Một trường hợp nhiễm nặng Trypanosoma sp trên cá rô đồng (Anabas testudineus) nuôi thâm canh. Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

15.Nguyễn Quang Trí, 2010. Trị bệnh cho cá rô đầu vuông. Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang.

16.Nguyễn Thị Như Ngọc. 1997. Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh tuột nhớt trên cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus, Bleeker). Luận văn tốt nghiệp. Khoa thủy sản. Đại học Cần Thơ.

17.Nguyễn Văn Triều Và Dương Nhựt Long, 2002. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô đồng (Anabas testudineus). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

18.Phạm Minh Đức. http://uv-vietnam.com.vn. Bệnh "Nấm Nhớt" Trên Cá Rô Đồng (Anabas testudineus) - Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ.

19.Phạm Văn Khánh, Nguyễn Tuần, Trần Thị Vinh và Huỳnh Hữu Ngãi, 1999. Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1972). Báo cáo khoa học.

20.Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Kim Văn Vạn, Phạm Thị Yến, Trần Thị Kim Chi, Phạm Văn Khang, Đặng Thị Lụa, Phạm Văn Thư và Nguyễn Thị Nguyện, 2002. Xác định tác nhân gây bệnh đốm đỏ và xuất huyết trên cá trắm cỏ. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.

21.Phan Văn Ninh, Nguyễn Thị Phi Phượng, Phạm Thị Thu Hồng, Trần Châu Phương Tuấn, 1993. Điều tra vi sinh vật gây bệnh cá nuôi bè, nghiên cứu biện pháp phòng trị. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, 32 trang. Sở Nông Nghiệp An Giang.

22.Từ Thanh Dung, 2008. Bài giảng bệnh vi khuẩn trên động vật thủy sản. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

23.Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh học thuỷ sản. Khoa Thuỷ sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

24.Từ Thanh Dung, http://uv-vietnam.com.vn. Vi khuẩn Flavobacterium columnare gây bệnh trắng đuôi trên cá nuôi thâm canh. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

25.Từ Thanh Dung, Nguyễn Thị Tiên và Nguyễn Anh Tuấn. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và giải pháp điều trị. Tạp chí Khoa học 2012:22c. Trường Đại học Cần Thơ. 26.Từ Thanh Dung, M. Crumlish, Nguyễn Thị Như Ngọc, Nguyễn Quốc

gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2004.

27.Trần Anh Dũng, 2005. Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở tỉnh An Giang. LVCH. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.

28.Trần Văn Bùi, 2005. Nghiên cứu kết hợp nuôi cá Rô đồng (Anabas testudineus) trong lồng và cá rô phi (Oreachromis niloticus) trong ao đất. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

29.Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Quốc gia, 2009. Kỹ thuật nuôi cá Rô đồng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

30.Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.

Tiếng anh.

31.Agricultural Science, 2012. Development of a Rapid Detection Method for Pathogenic Aeromonas Caviae in Fish, Using Monoclonal Antibodies on Test Strips. http://www.agrpaper.com.

32.Alvarado, V., Stanislwski, D., Boehm, K.H. and Schlotfeldt, H.J. 1989. First isolation of Flexibacter columnaris in eel (Anguilla anguilla) in Northwest Germany (Lowersaxony), Bulletin of the European Association of Fish Pathologists, 4.

33.Angka, S.L., 1990.The Pathology of the Walking catfish Clarias batrachus (L), infected intraperitoneally with Aeromonas hydrophila Asian Fish Sei. 3: 343 - 351. In Asian Fish Health Bibliography and Abtracts I: Southeast Asia. Fish Health Section Asian Fisheries Society Manila, Philippines, 1992.

34.Araujo, RM, Pares, R. và Lucena, F. 1990. The effect of sewage on the ground rate Aeromonas spp. in coastal waters. J. Appl. Bacteriol, 69. 35.Bader, J.A.., S.A. Moore and K.E. Nusbaum, 2006. The effect of

cutaneous injury on a reproducible immersion challenge model for

Flavobacterium columnare infection in channel Catfish (Ictalurus punctatus). Aquacuture 253: 1-9.

36.Balta, F. và Cagirgan, H. 1998. KulturuYapılan Alabalıklarda (Oncorhynchus mykiss) Gorulen Flexibacter columnaris enfeksiyonu. Dogu Anadolu Bolgesi III. Su Urunleri Sempozyumu. Erzurum: 163 - 169.

37.Barrow, G.I. and R. K. A. Feltham, 1993. Cowan and Steel’s manual for the indentification of medical bacteria, 3rd edn. Cambridge Univesity. 262pp.

38.Baxa DV, K Kawai, H Ando, R Kusuda. 1985. Edwardsiella tarda and Staphylococcus aureus isolated from cultured red sea bream. Rep. Biol. Inst. 7: 1-8.

39.Bernoth, E.M. and Korting, W. 1989. First report on Flexibacter columnaris in tench (Tinca tinca L.,) in Germany. Bulletin of the European Association of Fish Pathologists, 9(5): 125-126.

40.Bergey, 1957. Bergey’s Manual of Determinative Bacteriology 7th ed. By R. S. Breed, E. G. D. Murray and N. R. Smith Williams and Wilkins Co. Baltimore. USD.

41.Bootsma, R. and Clarx, J.P.M. 1976. Columnaris disease of cultured carp Cyprinus carpio L. characterization of the causative agent. Aquaculture, 7: 371-384.

42.Crumlish, M., T.T. Dung, J.F. Turnbull, N.T.N. Ngoc and H.W. Ferguson, 2002. Indentification of Edwardsiella ictaluri from diseased freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus (Sauvage), culture in the Mekong Delta, Vietnam. Journal of Fish Diseases 2002, 25, page 733-736.

43.Chen JD, GH Kou. 1987. Studies on bacterial distribution in pond- cultured eels. COA Fish. 10: 25-42.

44.Chen JD, SL Huang. 1996. Hemolysin from Edwardsiella tarda strain ET16 isolated from eel Anguilla japonica identified as a hole-forming toxin. Fish. Sci. 62: 538-542.

45.Decostere, A., F Haesebrouck, J. F. Turnbull and G. Charlier, 1999. Influence of water quality and temperature on adhesion of high and low virulence Flavobacterium columnare strains to isolated gill arches. Journal of Fish Disease. 22: 1-11.

46.Ferguson, H.W., J.F Turnbull, A. Shinn, K. Thomson, T.T. Dung and M. Crumlish, 2001. Bacillary necrosis in farmed Pangasius hypophthalmus (Sauvage) from the Mekong delta, Vietnam. Journal of fish disease 2001, 24, page 509-513.

47.Figueiredo, HCP, Klesius, PH, Arias, CR, Evans, J., Shoemaker, CA, Pereira, Jr, DJ, và Peixoto, MTD 2005. Isolation and characterization of strains Flavobacterium columnare from Brazil. Journal Fish disease, 8, 199-204.

48.Frerichs, GN và Roberts, RJ 1989. Bacteriology of Teleosts. In: RJ Roberts (Ed.), Fish Pathology. Bailliere Tindall. London: 289-291.

49.Frerichs. R.M and R.F. Millar, 1993. Mannual for the isolate and indentification of fish bacterial pathogent. Institure of aquaculture, University of Sterling, Scotland. 107pp.

50.Griffin B.R. , 1992. A simple procedure for identification of Cytophaga columnaris Journal of Aquatic Animal Health, 4

51.Hatha, AAM, Vivekanandhan, AA, Joice, GJ và Christol, 2005. Model of antibiotic-resistant aeromonads motile from freshwater fish farms. Int. J. Food Microbiol. The first report on Flexibacter columnaris tench (Tinca tinca L.) Germany. Bulletin of the European Association Fish pathologist 9 (5): 125-126.

52.Hawe, J.P. (1979). A bacterial associated with disease of pond culture channel catfish. Journal of the Fisheries research Board of Canada, 36, 1508-1512.

53.Inglis, V, R. J. Roberts and N. R. Bromage, 1993. Bacterial diseases of fish. Institte of aquaculture, University Press, Cambridge. 312 pp.

54.Inglis, V. and M. S. Hendrie, 1993. Pseudomonas and Alteromonas infections. Bacterial disease of fish. Institute of Aquaculture, Scotland, UK. p 169-172.

55.Inglis, V., R.J. Roberts and Niall R. Bromage, 1994. Enteric septicaemia of catfish. Bacterial Diseases of Fish, page 67-79. 312pp.

56.Lilley, J.H., R.B. Callinan, S. Chinabut, S. Kanchanakhan, I.H. Macrae and M.J. Philips (1998) Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS) technical handbook. The Aquatic Animal Health Research Institute, Bangkok. 88 pages.

57.Kaper J.B ., Lockman H., Colwell R.R. and Joseph S.W., 1981. Aeromonas hydrophila – ecology and toxigenicity of isolates from an estuary. Journal of Applied Bacteriology 50: 359–377.

58.Kasornchandra, J., Rogers. W.A and Plumb, J.A. (1987). Edwardsiella ictaluri from walking catfish Clarias batrachus L., in Thailand. Journal of Fish Disease. 10, 137-138.

59.Kent, M. L., Lyons, J. M. (1982). Edwardsiella ictaluri in the green knife fish, Egemannia virescens. Fish Health News 2:2.

60.Kobayashi,T., M. Imai, Y. Ishitaka and Y. Kawaguchi, 2004. Histopathological studies of bacterial haemorrhagic ascites of ayu, Plecoglossus altivelis (Temminck & Schlegel). Journal of Fish Diseases 27: p451–457.

61.Kubota SS, N Kaige, T Miyazaki, T Miyashita. 1981. Histopathological studies on edwardsiellosis of tilapia-I. Bull. Fac. Fish. Mie Univ. 9: 155- 165.

62.Lewis, D.H. and J.A.Plumb. 1979. Bacterial diseases p.15-24. In Principal diseases of farm raised catfish. Southern Cooperative Ser. 225 Auburn University. Alabama.

63.Morris, J.M., E. Snyder-conn, J.S. Foott, R.A. Holt, M.J. Suedkamp, H.M. Lease, S.J. Clearwater, J.S. Meyer, 2006. Survival of lost River Suckers (Deltistes luxatus) chanllenged with Flavobaterium columnare during exposure to sublethal ammonia concentration at pH 9.5. Environment Contam. Toxiacol. 50: 256-263

64.Nakano, H., Kameyama, T., Venkateswaran, TK, Kawakami, H. và Hashimoto, H. 1990. Distribution and characteristics Aeromonas motile and haemolytic intestinal diseases aquatic environment. Microbiol. Immunol, 34: 447 - 458.

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w