Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 47)

1. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh

1.2. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn

Chúng tôi đã phân lập được 4 loài vi khuẩn trên cá Rô đồng có biểu hiện bị bệnh là: Aeromonas caviae; A. salmonicida; A. hydrophila; Flavobacterium columnare. Cả 4 loài vi khuẩn phân lập được đều là vi khuẩn gram âm, hình que, gây bệnh trên cá nước ngọt khi cá nhiễm nặng.

Các chỉ tiêu hình thái, sinh lý và sinh hóa của vi khuẩn phân lập được trình bày ở bảng 4.1 và 4.2.

Bảng 4.1 : Kết quả phản ứng sinh hóa của các loài VK đã phân lập được trên cá Rô đồng theo phương pháp truyền thống.

Đặc điểm sinh hóa Các loài vi khuẩn đã phân lập

A. caviae A. salmonicida A. hydrophila

1. Màu sắc KL Trắng Trắng Trắng

3. Hình dạng VK TK TK TK

4. Thử Oxydase + + +

5. Thử catalase + + +

6. Phản ứng của axit amin

− Arginine + - +

− Lysine - - +

− Ornitine - - -

7. O/F -/- -/- +/+

8. Citrate - + -

9. Môi trường đường

− Glucose + + + − Lactose - - + − Arabino - + + − Maltose + - + − Mannitol - - + − Manose + + + − Sucrose + - + 10. Khả năng sinh H2S - - - 11. Khả năng sinh hơi - + + 12. Gelatin hydrolysis - - -

“+” > 90% các chủng phản ứng dương “ -” < 90% các chủng phản ứng âm

Bảng 4.2: Kết quả phản ứng sinh hóa của các loài VK đã phân lập được trên cá Rô đồng trên kít API 20E.

Đặc điểm Flavobacterium columnare Đặc điểm Flavobacteriu m columnare Màu sắc KL Trắng IND - Gram - VP - Hình dạng VK TK GEL + Thử Oxydase + GLU - Thử catalase - MAN - ONPG + INO - ADH - SOR - LDC - RHA - ODC - SUC - CIT - MEL - H2S - AMY - URE - ARAB - TDA - NO2 -

Bảng 4.3: Thành phần loài vi khuẩn trên cá Rô đồng bị bệnh.

STT Loài vi khuẩn Tần số nhiễm Tỷ lệ nhiễm %

1 A. caviae 8/174 4,6

2 A. salmonicida 3/174 1,72 3 A. hydrophila 11/174 6,32 4 Flavobacterium columnare 31/174 17,82 Trong các loài vi khuẩn chúng tôi phân lập được thì vi khuẩn

Flavobacterium columnare thu được trên tổng số mẫu cá bị bệnh (31/174 mẫu) cao nhất chiếm 17,82 % sau đó đến vi khuẩn Aeromonas hydrophila (11/174 mẫu) chiếm 6,32%, còn vi khuẩn Aeromonas salmonicida thu được là thấp nhất (3/174 mẫu) chiếm 1,72 %.

1.2.1. Xác định vi khuẩn A. hydrophila

Trên môi trường Nutrient Agar ở nhiệt độ 29oC khuẩn lạc của vi khuẩn có màu trắng, tròn, lồi, nhẵn, kích thước 2 – 3cm. Nhuộm gram vi khuẩn bắt màu gram âm, hình dạng tế bào là trực khuẩn (Hình 4.4). Thử Catalase và Oxydase cho kết quả dương tính, thử O/F cho kết quả dương tính.Tiến hành thử các phản ứng sinh hóa theo phương pháp truyền thống cho kết quả Arginine, Lysine, Glucose, Lactose, Arabino, Maltose, Mannitol, Manose, Sucrose dương tính, các phản ứng còn lại là âm tính. Tra theo bảng của Nicky B. Buller (2005) thấy các phản ứng của vi khuẩn trên chính là các phản ứng của vi khuẩn A. hydrophila.

Hình 4.3: Khuẩn lạc thuần A. hydrophila trên môi trường NA

Hình 4.4: Hình dạng vi khuẩn A. hydrophila khi nhuộm gram Trong các loài vi khuẩn thuộc giống Aeromonas thì A. hydrophila được xem là loài gây bệnh cho cá nước ngọt phổ biến nhất, vi khuẩn này gây bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết ở những loài cá nuôi và cá tự nhiên (Lewis và Plumb, 1979). A.hydrophila là một vi khuẩn khá phổ biến ở các ao hồ nước ngọt, đặc biệt là khi có sự hiện diện của nồng độ cao các chất hữu cơ (Kaper và ctv, 1981).

Cá rô đồng bị nhiễm nặng Trypanosama sp có khả năng đã bị bội nhiễm

A. hydrophila cơ hội (Nguyễn Hữu Thịnh và ctv, 2011).

Cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) nuôi bè dọc sông Nan, tỉnh Nakornsawan, Thái Lan, trong thời gian hai năm (1984 – 1985) bị bệnh nghiêm trọng, vi khuẩn tìm thấy phổ biến nhất, gần 90% cá bệnh bị nhiễm bởi A. hydrophila (Chanchit và ctv, 1986). A. hydrophila cũng gây bệnh lở loét cho cá tại Java, Indonesia và gây tỉ lệ chết từ 80 - 90% (Angka, 1990).

Vi khuẩn A. hydrophila gây ra những vết loét đỏ trên thân cá chép được nghiên cứu bằng cách gây nhiễm trở lại trên 100 con cá, có chiều dài 20cm. Kết quả khoảng 80% cá chết. Khảo sát sau khi cá chết, thấy những tổn thương đặc

trưng của bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết. A. hydrophila đã được tái phân lập từ cơ, gan và máu của tim (Saitanu và Wongsawang, 1982).

Vi khuẩn A. hydrophila cũng được xác định là tác nhân gây bệnh xuất huyết cho cá lóc (Ophicephalus striatus) (Tonguthai và ctv, 1989). Vi khuẩn này còn gây bệnh xuất huyết trên cá trê trắng giống (Clarias batrachus) và là tác nhân gây bệnh xuất huyết ở cá basa nuôi trong bè gỗ (Tanasomwang và Saitanu, 1979). Vi khuẩn A. hydrophila còn được tìm thấy trên bệnh phẩm cá trê (Clarias sp) (Trần Anh Dũng, 2005).

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w