Xác định vi khuẩn Aeromonas caviae

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 54)

1. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh

1.2.3. Xác định vi khuẩn Aeromonas caviae

Giống như A. hydrophyla và A. salmonicida, A. caviae cũng phát triển trên môi trường Nutrient Agar ở nhiệt 29oC, sau 24 giờ xuất hiện khuẩn lạc màu trắng trong, to, đường kính khuẩn lạc 5 – 6mm. Nhuộm gram bắt màu gram âm, có dạng trực khuẩn, hình que dài (Hình 4.8). Thử Catalase và Oxydase cho kết quả dương tính. Tiến hành thử các phản ứng sinh hóa theo phương pháp truyền thống cho các phản ứng dương tính như Arginine, Glucose, Maltose, Manose, Sucrose, còn lại là cho phản ứng âm tính. Tra theo bảng hệ thống phân loại của Nicky B. Buller ( 2005) thì loài vi khuẩn phân lập được là A. caviae.

Hình 4.7: Khuẩn lạc thuần A. caviae

trên môi trường NA

Hình 4.8: Hình dạng vi khuẩn A. caviae khi nhuộm gram

Cũng giống như A. hydrophila, A. caviae là vi khuẩn gắn liền với bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết của cá nước ngọt (Roberts, 1993).

Theo báo cáo của Araujo và ctv, 1990 thì A. caviae là loài chiếm ưu thế trong nước tại các trại sản xuất cá cảnh. Trong một nghiên cứu từ một vịnh ven biển ở Nhật Bản, Nakano và ctv (1990) tìm thấy vi khuẩn A. caviae là phong phú nhất.

nhất và có hại cho các loài cá nước ngọt đặc biệt là các loài cá da trơn, là một tác nhân gây bệnh nhiễm trùng ở cá. Khi sức đề kháng của cá giảm hoặc cá bị tổn thương do xây sát sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn A. caviae xâm nhập (Tạp chí khoa học nông nghiệp, 2012).

Hatha và ctv, 2005 báo cáo tại Ấn Độ vi khuẩn A. caviae gây bệnh cho các loài cá như cá vàng (Carassius auratus), cá chép (Cyprinus carpio). Đây là loài gây bệnh thứ hai trong một trang trại cá nước ngọt, chỉ đứng sau A. hydrophila.

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w