Xác định vi khuẩn Flavobacterium columnare

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 55)

1. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh

1.2.4. Xác định vi khuẩn Flavobacterium columnare

Trên môi trường Nutrient Agar ở nhiệt độ 290C khuẩn lạc của vi khuẩn có màu trắng (Hình 4.9). Nhuộm gram vi khuẩn bắt màu gram âm, hình dạng tế bào là trực khuẩn (Hình 4.10). Thử Catalase cho kết quả âm tính, Oxydase cho kết quả dương tính. Tiến hành thử các phản ứng sinh hóa trên kít API 20E cho kết quả ONPG và GEL dương tính, các phản ứng còn lại là âm tính. Tra theo bảng của Nicky B. Buller (2005) thấy trùng khớp với vi khuẩn F. columnare.

Hình 4.9: Khuẩn lạc F. columnare trên môi trường NA

Hình 4.10: Hình dạng vi khuẩn F. columhae khi nhuộm gram.

Vi khuẩn F. columnare (trước đây vi khuẩn này có tên là Flexibacter columnaris) đã được công nhận là một tác nhân gây bệnh phổ biến trên nhiều loài cá nước ngọt trên toàn thế giới như gây hoại tử mang và tổn thương da cá nước ngọt (Bernoth và Korting, 1989; Alvarado và ctv, 1989; Balta và Cagirgan, 1998; Figueiredo và ctv, 2005; Frerichs và Roberts, 1989; Noga, 2000). Khả năng gây bệnh của vi khuẩn F. columnare trên các cơ quan bên ngoài của cá được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo mô tả của Tripathi và ctv (2005), Bader và ctv (2006), Pilarski và ctv (2008), vi khuẩn F. columnare phân lập chủ yếu ở da. Trong khi đó, Decostere và ctv (1999), Plumb (1999) và Morris và ctv (2006) cho rằng hầu hết vi khuẩn này được phân lập từ mang.

Ở Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn F. columnare gây thiệt hại hơn 70% trại ương nuôi cá nheo, gây tổn thất trên 50 triệu đô la hàng năm. Loài vi khuẩn này được xếp vào hàng thứ hai sau bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri về khả năng gây bệnh cũng như thiệt hại (Từ Thanh Dung, http://uv- vietnam.com.vn).

Mặc dù không tìm thấy F. columnare gây bệnh trên cá chình nuôi tuần hoàn ở nhiệt độ 25 ± 20C (Alvarado và ctv, 1989) và các tổn thương trên da cá mè 3 năm tuổi (Bernoth và Korting, 1989), nhưng được tìm thấy từ các tổn thương bên ngoài của cá chép nuôi (Bootsma và Clarx, 1976) và gây chết ở cá hồi vân giống (0,7-10 g) khi nhiệt dộ nước dao động 5-15 ° C (Rintamaki- Kinnunen và ctv, 1997).

Vi khuẩn F. columnare có thể lây nhiễm cho cá tra ở bất kỳ độ tuổi nào, dưới một loạt các điều kiện nước, và trong bất kỳ mùa nào trong năm (Griffin, 1992).

Phân lập vi khuẩn từ hai loài cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) và cá mè hoa (Aristichthys nobilis) của Malaysia nhập khẩu đa số thấy vi khuẩn bắt

màu gram âm trong đó có giống Flavobacterium phân lập trên các cơ quan thận, gan, ruột và mang ( Shamsudin, 1986).

Tóm lại:Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu và phân lập được 4 loài vi khuẩn gây bệnh trên cá Rô đồng nuôi thâm canh tại Hải Dương là A. hydrophila, A. salmonicida, A. caviae, F. columnare. Mặc dù mới chỉ có rất ít thông báo đã xác định được các loài vi khuẩn này có trên cá Rô đồng trong các giai đoạn phát triển của cá, nhưng đã có rất nhiều thông báo về các vi khuẩn này trên các loài cá nước ngọt của các tác giả. Kết quả phân lập cho thấy rằng cá Rô đồng nuôi thâm canh tại Hải Dương bị nhiễm 4 loài vi khuẩn trên, song tỷ lệ nhiễm thấp, do đó các loài vi khuẩn này có thể chỉ là một trong các tác nhân, hoặc chỉ là tác nhân cơ hội gây nên bệnh đen thân trên cá Rô đồng.

2. Kết quả thử kháng sinh đồ

Hình 4.11: Sơ đồ thử thuốc kháng sinh đối với VK phân lập được Vi khuẩn phân lập được

A. hydrophila 2,16 x 109 2,16 x 107 A. salmonicida 1,95 x 109 1,95 x 107 A. caviae 1,78 x 109 1,78 x 107 RA E Te Dx Nv F. columnare 1,52 x 109 1,52 x 107

Sau khi tìm ra tác nhân gây bệnh chúng tôi tiến hành chọn ra 5 chất kháng sinh để làm kháng sinh đồ: Rifampicin (RA), Erythromycine (E), Tetracycline (Te), Doxycyline (Dx), Novobiocin (Nv). Đây là những thuốc kháng sinh mà đa số vi khuẩn đã phân lập có tính mẫn cảm cao và hiện nay đa số người nuôi sử dụng (Bùi Quang Tề, 2002) và nằm trong danh mục các kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu thử nghiệm sử dụng giun qu_ (perionyx excavatus) và bột ngô làm thức ăn nuôi cá chép (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w