HÀM LƯỢNG CHÌ (Pb) TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 1 Hàm lượng chì (Pb) trong trầm tích và đất rừng

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 40)

3.10.1 Hàm lượng chì (Pb) trong trầm tích và đất rừng

Tương tự như cadmium, hàm lượng chì trong trầm tích khá cao chủ yếu trong các kênh rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau (kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân và Sông Gành Hào) nhưng thấp ở hầu hết các vùng cửa sông, ven biển và rừng ngập mặn. Hàm lượng chì biến động trung bình từ 2,07 đến 11,3 mg.kg-1đạt cao nhất tại kênh Phụng Hiệp (11,3 mg.kg-1). Vào mùa mưa không có sự khác biệt về hàm lượng chì giữa vùng ven biển, cửa sông và RNM, nhưng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các điểm thu trong kênh rạch nội ô thành phố Cà Mau (kênh Phụng Hiệp và kênh Tắc Vân). Hàm lượng chì không khác biệt giữa các điểm thu thuộc vùng cửa sông (cửa Gành Hào, cửa Bảy Háp), RNM (đối với rừng đước) và bãi bồi hay giữa các điểm thuộc sông rạch nội ô thành phố Cà Mau (kênh Phụng Hiệp, sông Gành Hào), và có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các điểm cửa sông, vùng ven biển có rừng với các điểm sông rạch thành phố Cà Mau (Bảng 14).

Bảng 14: Hàm lượng trung bình Pb (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất tại sông rạch thành phố Cà Mau và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Điểm thu Mùa nắng Mùa mưa Kênh Phụng Hiệp 10,08 a 11,3 a Kênh Tắc Vân 9,23 b 11,2 a Sông Gành Hào 10.87a 3,57 b Cửa Gành Hào 6,17 c 2,9 b Cửa Bảy Háp 7,1 c 2,07 b Bãi Bồi 5,9 c 2,53 b Rừng mắm 9,03 b 3,13 b Rừng đước 7,1 c 2,27 b

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan.

Nhìn chung, hàm lượng chì qua hai mùa đều hiện diện cao ở các vùng sông rạch trong nội ô thành phố cao hơn so với cửa sông, vùng ven biển có rừng. Hàm lượng chì khá cao trong kênh Tắc Vân và Phụng Hiệp có thểảnh hưởng từ các hoạt động giao thông thủy, do kênh Phụng Hiệp, kênh Tắc Vân nằm gần bến tàu khách và gần đường bộ giao thông. Hơn nữa mật độ dân sinh sống dọc 2 kênh rạch này rất dày đặc, do vậy những chất thải có chứa chì như pin, nước từ bình ắcquy được thải trực tiếp xuống kênh đã góp phần làm gia tăng hàm lượng chì tại các sông rạch đã được đề cập. Hàm lượng chì tìm thấy trong mùa nắng cao gấp 2 lần có ý nghĩa trong mùa mưa (Hình 16).

đi lại sử dụng nhiên liệu xăng dầu trên đường bộ, các phương tiện đi lại bằng đường thuỷ chiếm ưu thế và hầu như là ở mật độ ghe tàu cao nhất so với các tỉnh ven biển như: Trà Vinh, Bến Tre, và Kiên Giang, những phương tiện tiêu hao rất nhiều nhiên liệu có thể sản sinh ra chì là: tàu cao tốc, các phương tiện ghe tàu đánh bắt thủy hải sản lớn ở vùng cửa sông ven biển. Điều này có thể trong mùa khô là mùa đánh bắt cao điểm do vậy tiêu thụ và thải ra nhiều hơn hàm lượng chì từ các nguyên liệu xăng dầu. Mặt khác theo kết quả nghiên cứu của Cenci và Martin (2004), vùng cửa sông ven biển ĐBSCL vật chất lơ lửng kích cỡ mịn hơn được cung cấp trong suốt mùa nắng, và những vất chất này có khả năng giữ chặt các kim loại nặng nên lắng đọng tại chổ dẫn đến hàm lượng kim loại cao hơn.

Hình 16:So sánh hàm lượng trung bình Pb (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng

Ghi chú: Các cột trong cùng một điểm thu mẫu có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

Bảng 15 cho thấy rằng qua tất cả các điểm thu mẫu Pb hiện diện cao nhất trong sông rạch nội ô thành phố Cà Mau (9,505 mg.kg-1) tuy nhiên hàm lượng này vẫn thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng chì ở nơi khác như trong sông rạch nội ô thành phố Hồ Chí Minh, trong trầm tích sông Danube, Serbia nơi chịu ảnh hưởng từ các hoạt động nông nghiêp, công nghiệp, thương mại và giao thông (Phuong et

al., 1998; Biljana & Svetlana, 2004). Hàm lượng chì tại các cửa sông và rừng ngập mặn hiện diện ở hàm lượng khá thấp so với các vùng tương ứng ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Tây Ban Nha, Panama (Carman et al., 2006; Sin et

al., 1991 trích trong Noverita et al., 2004; Tarid et al., 1993 trích trong Noverita et al., 2004; Dang et al., 2005; Zheng et al., 1997; Zheng et al., 1996 trích trong

Tóm lại, hàm lượng chì trung bình trong vùng ven biển của nghiên cứu hiện tại nằm trong khoảng phát hiện tại vùng ven biển của Malaysia, Indonesia, Pakistan, Kenya được xem không bị ô nhiễm chì. Hàm lượng chì Pb trong vùng nghiên cứu của đề tài có tương quan thuận với Cd (r = 0,423* *), Zn (r = 0,586* * ) và Cu (r =0,51* *). Điều này cho thấy rằng các kim loại này có thể đến từ một nguồn phát sinh (Soto-Jiménez & Páez-Osuna, 2001; Tam & Wong, 1995; Noverita et al., 2004).

Bảng 15: Hàm lượng trung bình Pb (mg.kg-1) trong vùng nghiên cứu và trong trầm tích một số sông, RNM và vùng ven biển trên thế giới

Địa điểm Pb (mg.kg-1) Nguồn Sông rạch thành phố Cà Mau 9,505 Nghiên cứu hiện tại Cửa sông huyện Ngọc Hiển 4,558 Nghiên cứu hiện tại Bãi bồi ven biển huyện Ngọc Hiển 4,217 Nghiên cứu hiện tại Rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển 5,508 Nghiên cứu hiện tại

Ven biển đông Malaysia, South China Sea 1,01–18,8 Shazili et al., 1999 trích trong Shazili et al., 2006 RNM Buloh, Khatibp Bongsu, Singapore 12,28-30,98 Dang et al., 2005

Sông, kênh TPHCM, Việt nam 119,3 Phuong et al., 1998

RNM vịnh Yingluo, Trung Quốc 10 Zheng et al., 1997

RNM cửa sông Jiulong, Trung Quốc 18,3 Zheng et al, 1996 trích trong Zheng et al., 1997

RNM vịnh Shenzhen, Trung Quốc 28,7 Zheng & Lin 1996 trích

trong Zheng et al., 1997

RNM Sei Keng, Hồng Kông 58,2 Tam & Wong, 1995

Vùng ven biển miền trung Java, Indonesia 18-44 Noverita et al., 2004

Cửa sông Bidasoa, Tây Ban Nha 150 Tarid et al., 1993 trích

trongNoverita et al., 2004

RNM vịnh Punta Mala, Panama 78,2 Defew et al., 2006

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)