Nồng độ đồng (Cu) trong nước

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 36 - 37)

Kết quả hình 13 cho thấy nồng độ Cu dao động từ 5,5 – 36,5 µg.L-1. Nồng độđồng trong nước tại kênh Tắc Vân cao hơn có ý nghĩa so với tại cửa sông, khu bãi bồi và vùng đất có rừng. Riêng tại các điểm vùng bãi bồi và ven biển thì hàm lượng Cu thấp hơn, điều này cho thấy tại điểm sông rạch là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ sinh hoạt, nông nghiêp và công nghiệp, các hoạt động giao thông đường thủy. Kết quả nghiên cứu nồng độ Cu tại các bến du thuyền bến cảng và các hệ thống sông chính có mật độ lưu thông tàu thuyền cao ở vịnh Chesapeake, Mỹ thì nồng độ Cu hiện diện trung bình dao động trong khoảng < 10-80 µg.L-1 tại các bến du thuyền, 10-14 µg.L-1 tại bến cảng và 10-20 µg.L-1 hệ thống sông chính và kênh. Điều này có thể minh chứng rằng nồng độ Cu tại các điểm nghiên cứu có sự ảnh hưởng từ các hoạt động đi lại tàu thuyền.

Hình 13: Nồng độ Cu µg.l-1 trong nước tại các sông rạch thành phố Cà Mau và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Riêng nồng độ Cu vào mùa nắng tại các điểm tương đối thấp hơn dao động 10,2 – 19,0 µg.L-1 và không có khác biệt giữa các điểm: sông Gành Hào, Kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân nồng độ Cu dao động từ khoảng 14,0 – 15,2 µg.L-1. Vùng cửa Gành Hào, cửa Bảy Háp, bãi bồi nồng độ Cu giảm nhưng không đáng kể dao động từ 10,2 – 13,2 µg.L-1 riêng tại các điểm rừng mắm nồng độ Cu tương đối cao hơn so

các điểm vào mùa nắng không đáng kể. Theo Nriagu (1979) trích trong WHO (1998), đã báo cáo nồng độ Cu trung bình có trong nước biển biến động trong khoảng từ 0,15µg.L-1ở cửa biển cho đến 1,0 µg.L-1ở ngoài khơi, vùng nước ngọt là 1.0-20 µg.L-1. So với kết quả trên cho thấy rằng sự hiện diện của Cu tại các điểm trên đều cao hơn nồng độ có trong tự nhiên. Điều này cho thấy nồng độ Cu trong nghiên cứu của chúng tôi có thể đến từ hoạt động của con người. Nồng độ đồng trong nước biển ven bờ cho nuôi thủy sản là 10µg.L-1 (Tổng cục đo lường, 2005), vì thế nồng độđồng trong nghiên cứu của đề tài ở một sốđiểm như: kênh Tắc Vân, kênh Phụng Hiệp, sông Gành Hào, cửa Gành Hào, vùng bãi bồi,.. đã vượt tiêu chuẩn cho nuôi thủy sản.

3.9 HÀM LƯỢNG CADMIUM (Cd) TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)