Hàm lượng cadmium trong trầm tích và đất rừng

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 37)

Cadmium hiện diện ở hầu hết các điểm nghiên cứu với hàm lượng dao động trong khoảng 0,023 – 0,06 mg.kg-1 vào mùa nắng, và từ 0,027 – 0,093 mg.kg-1 vào mùa mưa. Hàm lượng Cd có khuynh hướng cao vào mùa mưa so với mùa nắng và giảm dần ra cửa sông. Vào mùa mưa, hàm lượng trung bình cao nhất của Cd được tìm thấy ở kênh Phụng Hiệp và khác biệt có ý nghĩa với tất cả các điểm còn lại. Trong mùa nắng, hàm lượng cadmium trong trầm tích cao có ý nghĩa thống kê ở kênh Phụng Hiệp, Sông Gành Hào so với cửa sông Gành Hào, Bảy Háp và trong rừng đước và rừng mắm (Bảng 12).

Bảng 12: So sánh hàm lượng trung bình Cd (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng

Điểm thu Mùa nắng Mùa mưa Kênh Phụng Hiệp 0,057 a 0,093 a Kênh Tắc Vân 0,037 ab 0,03 b Sông Gành Hào 0,06 a 0,047 b Cửa Gành Hào 0,027 b 0,027 b Cửa Bảy Háp 0,027 b 0,027 b Bãi bồi 0,023 b 0,037 b Rừng mắm 0,037 ab 0,053 b Rừng đước 0,037 ab 0,037 b

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan.

Qua hình 14 cho thấy hàm lượng trung bình Cd trong vùng nghiên cứu không khác biệt có ý nghĩa giữa mùa mưa và mùa nắng. Nhưng chúng tôi tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa sông rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau và vùng cửa sông ven biển. Hàm lượng trung bình Cd trong trầm tích tại cửa sông TP. Cà Mau và trong đất

rừng ngập mặn trong nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng dao động của sự hiện diện Cd được tìm thấy ở Trung Quốc, nhưng lại thấp hơn so với ở Singapore và Úc (Bảng 13). Theo Bryan và Langston (1992) hàm lượng Cd trong trầm tích tại cửa sông ở nước Anh biến động từ 0,2 mg.kg-1 trong những vùng trầm tích khá sạch đến hơn 10 mg.kg-1 trong những vùng bị ô nhiễm nặng. Theo tiêu chuẩn chất lượng trầm tích của Bộ môi trường Ontario- Canada (Carrasco et al., 2003 trích trong Rashida et al., 2005) trầm tích ô nhiễm Cd khi hàm lượng kim loại này > 6 mg.kg-1. Qua kết quả đạt được có thể cho thấy rằng các kênh rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau, các vùng cửa sông, ven biển có thể xem như là vùng chưa bị ô nhiễm Cd.

Hình 14: Hàm lượng trung bình Cd (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng tại sông rạch thành phố Cà Mau

và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Bảng 13: Hàm lượng trung bình Cd (mg.kg-1) trong trầm tích một số sông và vùng ven biển trên thế giới

Địa điểm (mg.kgCd -1) Nguồn

Sông rạch nội ô TP.Cà Mau 0,054 Nghiên cứu hiện tại. Cửa sông Gành Hào 0,027 Nghiên cứu hiện tại. Bãi bồi huyện Ngọc Hiển 0,03 Nghiên cứu hiện tại. Rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển 0,041 Nghiên cứu hiện tại.

RNM vịnh Yingluo, Trung Quốc 0,077 Zheng et al., 1996 trích trong

Zheng et al., 1997

RNM Jiulong, Trung Quốc 0,094 Zheng & Lin, 1996 trích trong Zheng et al., 1997

RNM vịnh Shenzhen, Trung Quốc 0,136 Federico et al., 2002

RNM Kuala Kemaman, Trung

Quốc 0,09–1,15 Kamaruzzaman et al., 2001 trích trong Shazili et al., 2006 RNM Khatibp Bongsu, Singapore 0,18-0,27 Dang et al., 2005

Trầm tích cửa sôngMoreton, Úc <0,4 Preda & Cox, 2002

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)