Nồng độ arsenic (As) trong nước

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 27 - 28)

Nồng độ As trong nước có khuynh hướng tăng dần từ các kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân, sông Gành Hào ra đến vùng bãi bồi, rừng mắm, rừng đước dao động trong khoảng 0,4 -23,3 µg.L-1; đạt giá trị cao nhất tại cửa Gành Hào và cửa Bảy Háp thì hàm lượng As cao nhất 23,3 và 17,7 µg.L-1. Kết quả hình 9 cho thấy cửa sông là nơi lắng đọng các vật liệu trầm tích do dòng nước tải từđất liền ra, hoặc do dòng biển hay thủy triều đưa từ những nơi khác đến, do vậy nồng độ kim loại nặng tại các vùng cửa sông thường cao (Lê Huy Bá, 2000).

Hình 9: Nồng độ As (µg.L-1) trong nước tại các sông rạch thành phố Cà Mau và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Theo nghiên cứu của WHO (2001),nồng độ As đặc trưng cho vùng biển thường là 1 – 2 µg.L-1, ngoài ra As còn phân bố rộng nhưở nước mặt và nồng độ As ở các sông và hồ thường thấp hơn 10 µg.L-1. Nhìn chung qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nồng độ As tại các vùng khảo sát như kênh Phụng Hiệp, Tắc Vân, sông Gành Hào vẫn còn thấp hơn so với hàm lượng As đã nghiên cứu tại các sông hồ. Riêng ở khu vực rừng mắm và rừng đước As dao động 2,07 - 10,3 µg.L-1 và cửa sông Gành Hào và Bảy Háp thì hàm lượng As tương đối khá cao vào mùa mưa 17,7 - 23,3 µg.L-1 vượt ngưỡng hàm lượng As có trong nước biển và sông hồ. Điều này cho thấy môi trường nước tại vùng cửa sông và khu vực rừng có nguy cơ ô nhiễm As. Căn cứ vào tiêu chuẩn của Tổng Cục đo lường chất lượng Việt Nam năm tập 1 (2004) thì nồng độ As trong nước ở cửa Gành Hào, Bảy Háp và rừng đước vào mùa mưa vượt giới hạn cho phép sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản (10µg.L-1).

Nhìn chung hàm lượng As trong trầm tích, trong đất và trong nước đạt giá trị cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trong sông, rạch. Với hàm lượng As trong trầm tích cao tại cửa sông cho thấy đất được bồi đắp bởi sự lắng đọng từ các dạng vật chất lơ lửng có khả năng bị ô nhiễm As. Hàm lượng As tại cửa Gành Hào và Bãi bồi cao vượt quá tiêu chuẩn cho đất sử dụng mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và vui chơi giải trí là 12 mg.kg-1 (Tổng cục đo lường chất lượng, 2004). Nồng độ As trong nước tại vùng cửa sông vượt quá tiêu chuẩn qui định của nước sử dụng cho nuôi thuỷ sản. Ngoài ra nồng độ As trong trầm tích tại cửa sông có mối tương quan thuận với nồng độ As trong nước và gia tăng đáng kể từ các sông rạch trong nội ô đến cửa sông ven biển. Hàm lượng As trong trầm tích có khác biệt giữa mùa mưa và mùa nắng.

3.7 HÀM LƯỢNG KẼM (Zn) TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nguy cơ ô nhiễm của các kim loại nặng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)