0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Hàm lượng đồng (Cu) trong trầm tích và đất rừng

Một phần của tài liệu NGUY CƠ Ô NHIỄM CỦA CÁC KIM LOẠI NẶNG (Trang 32 -36 )

Tương tự như Zn đồng hiện diện với hàm lượng khá cao trong các sông rạch thuộc nội ô thành phố Cà Mau và giảm dần khi ra đến cửa sông, vùng ven biển có rừng ngập mặn. Hàm lượng trung bình biến động từ 13,63 - 39,97 mg.kg-1 (Bảng 10). Vào mùa nắng hàm lượng Cu trong trầm tích sông rạch nội ô thành phố Cà Mau cao hơn có ý nghĩa thống kê so với vùng cửa sông, và vùng ven biển có rừng. Vào mùa mưa hàm lượng Cu biến động từ 15,5 - 39,97 mg.kg-1. Hàm lượng Cu trong trầm tích cao nhất tại kênh Phụng Hiệp và khác biệt có ý nghĩa so với các điểm còn lại. Hàm lượng Cu giảm không đáng kể dao động từ 25,43 – 28,3 mg.kg-1 tại kênh Tắc Vân, sông Gành Hào.

Theo ghi nhận thực tế của chúng tôi kênh Phụng Hiệp là nơi tập trung dân cưđông nhất có rất nhiều tàu ghe tập trung tại đây, hầu hết các chất thải của tàu ghe và các hộ cất nhà trên sông rạch đều thải trực tiếp xuống sông rạch. Trên các đoạn sông

này thấy rất rỏ chất thải rắn từ sinh hoạt của người dân hầu như che lấp bề mặt sông, ngăn cản sựđi lại của tàu và ghe. Đây là vấn đề môi trường bức xúc nhất đối với chính quyền, người dân và cơ quan chức năng của tỉnh Cà Mau. Xuất phát từ các đặc điểm vừa đề cập chúng tôi nhận thấy rằng càng xa khu dân cư thì hàm lượng Cu càng giảm (Bảng 10).

Bảng 10: Hàm lượng trung bình Cu (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng tại sông rạch thành phố Cà Mau và vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau

Điểm thu Mùa nắng Mùa mưa Kênh Phụng Hiệp 28,63 a 39,97 a Kênh Tắc Vân 29,23 a 25,43 bc Sông Gành Hào 23,87 b 28,3 b Cửa Gành Hào 14,43 d 16,8 d Cửa Bảy Háp 17,5 c 18,07 cd Bãi Bồi 13,63 d 15,5 d Rừng mắm 17,4 c 19,13 cd Rừng đước 19,83 c 18,8 cd

Các giá trị trung bình trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử Duncan.

Trong rừng mắm và rừng đước khả năng lưu giữ đồng cao hơn có ý nghĩa so với bãi bồi không có rừng. Điều này có thể là do trong rừng đước và rừng mắm lượng hữu cơ đến từ vật rụng khá cao, chúng được tích tụ trong nền rừng và các kênh trong rừng (Nga et al., 2005). Nghiên cứu của Tam (1998) cho thấy chất hữu cơ có khả năng lưu giữ tốt các kim loại nặng. Theo Morillo et al. (2004) Cu dễ dàng tạo phức với các hợp chất hữu cơ hay sulphide tạo nên các phức bền vững cao. Mặc khác với nhiều quá trình khác nhau diễn ra như sự kết tủa các kim loại dưới dạng sulphide là một trong những quá trình tự nhiên trong trầm tích rừng ngập mặn (Tam & Wong, 1996) cùng với khả năng ôxi hoá khử thấp (yếm khí) trong trầm tích rừng ngập mặn sinh ra lượng lớn H2S tương tác với các ion kim loại tạo sự kết tủa ở dạng không hoà tan (Huerta-Dıáz & Morse, 1992 trích trong Soto-Jiménez & Páez-Osuna, 2001). Điều này giải thích tại sao Cu thường hiện diện cao trong trầm tích rừng ngập mặn.

Hàm lượng Cu trong trầm tích tại các điểm khảo sát không có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa nắng. Nhưng hàm lượng đồng trong đất rừng mắm và rừng đước có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa nắng (Hình 12). Nhìn chung, sự phân bố của Cu có khuynh hướng giảm dần từ sông rạch trong nội ô thành phố ra vùng cửa sông, ven biển. Điều này cho thấy có thể Cu chịu ảnh hưởng từ các nguồn thải của

đô thị do sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, nhất là các trại sản xuất tôm giống đã sử dụng lượng lớn các chất có chứa đồng trong việc xử lý và làm sạch nguồn nước và các dụng cụ nuôi tôm giống.

Hàm lượng đồng trong nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng nghiên cứu về hàm lượng đồng trong trầm tích và trong khu vực RNM của một số quốc gia trên thế giới như: ở Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Malaysia, Úc được trình bày chi tiết trong bảng 11. Mặc dù hàm lượng đồng (29,27 mg.kg-1) trong trầm tích sông rạch nội ô thành phố Cà Mau cao hơn cửa sông (16,7 mg.kg-1), bãi bồi (14,57 mg.kg-1) hay rừng ngập mặn (18,795 mg.kg-1) tuy nhiên thấp hơn nhiều so với hàm lượng Cu (99,2 mg.kg-1) trong trầm tích các sông rạch thuộc nội ô thành phố Hồ Chí Minh, nơi bị ảnh hưởng trầm trọng từ các hoạt động công nghiệp và chất thải đô thị (Phuong et al., 1998).

Hình 12:So sánh hàm lượng trung bình Cu (mg.kg-1) trong trầm tích và trong đất vào mùa mưa và mùa nắng

(Ghi chú: Các cột trong cùng một điểm thu mẫu có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%)

Hàm lượng đồng (29,27 mg.kg-1) trong sông rạch nội ô thành phố Cà Mau trong nghiên cứu hiện tại nằm trong khoảng 25-50 mg.kg-1 cho thấy trầm tích tại sông rạch Cà Mau bị ô nhiễm đồng ở mức độ nhẹ. Hàm lượng Cu (16,7 mg.kg-1) tại các cửa sông Gành Hào và cửa Bảy Háp khá thấp và tương đương với hàm lượng Cu trong các cửa sông vịnh Moteron nước Úc, hay các cửa sông Singapore (Preda & Cox, 2002; Sin et al., 1991 trích trong Noverita et al., 2004). Mặt khác cho thấy hàm lượng Cu trong các cửa sông của nghiên cứu hiện tại nằm trong khoảng < 25 mg.kg-1 trong trầm tích không bị ô nhiễm được xác định bởi Giesy và Hoke (1990) trích trong Cenci và Martin (2004). Hàm lượng Cu (18,795 mg.kg-1) trong rừng

ngập mặn của nghiên cứu hiện tại thấp hơn khá nhiều hàm lượng Cu (56,3 mg.kg- 1) trong trầm tích rừng ngập mặn vịnh Punta Mala chịu ảnh hưởng từ các hoạt động của con người như công nghiệp và rác thải được xác định bởi Defew et al. (2005) và nằm trong khoảng 1-32 mg.kg-1 trầm tích rừng ngập mặn khá sạch không bị ô nhiễm kim loại này (Tam & Wong, 1995; Zheng et al., 1997; Dang et

al., 2005). Hàm lượng Cu (21,658 mg.kg-1) tại vùng ven biển của nghiên cứu hiện tại giống với kết quảđạt được tại vùng ven biển Kemaman không bị ô nhiễm kim loại này (Ahmad, 1996 trích trong Sahzili et el., 2006). Kết quả hiện tại thấp hơn hàm lượng Cu (47 mg.kg-1 trong tháng 3; 53 mg.kg-1 trong tháng 11 năm 1997 vùng ven biển Cà Mau) được xác định bởi Cenci và Martin (2004). Hàm lượng trung bình kim loại này cũng thấp hơn trong vùng ven biển Java Indonesia nơi chịu ảnh hưởng từ các hoạt động nông nghiệp, thủy sản và chất thải đô thị (Noverita et

al., 2004).

Tóm lại trầm tích thuộc sông rạch nội ô thành phố Cà Mau được xem như ô nhiễm Cu ở mức độ nhẹ. Hàm lượng kim loại này tại vùng cửa sông hay bãi bồi và rừng ngập mặn nằm trong khoảng biến động khá thấp cũng gần giống như khoảng biến động những vùng ven biển, cửa sông khác.

Bảng 11: Hàm lượng trung bình Cu (mg.kg-1) tại vùng nghiên cứu và trong trầm tích một số sông, RNM và vùng ven biển trên thế giới

Địa điểm Cu (mg.kg-1) Nguồn

Sông rạch thành phố Cà Mau 29,27 Nghiên cứu hiện tại

Cửa sông vùng ven biển huyện Ngọc Hiển 16,7 Nghiên cứu hiện tại

Bãi bồi ven biển huyện Ngọc Hiển 14,57 Nghiên cứu hiện tại Rừng ngập mặn ven biển huyện Ngọc Hiển 18,79 Nghiên cứu hiện tại

Vùng ven biển mũi Cà Mau tháng 3 năm 1997 47 Cenci & Martin, 2004 Vùng ven biển mũi Cà Mau tháng 11 năm 1997 53 Cenci & Martin, 2004

RNM vịnh Yingluo, Trung Quốc 18,9 Zheng et al., 1997

RNM cửa sông Jiulong, Trung Quốc 29,7 Zheng et al., 1996 trích

trong Zheng et al., 1997

RNM Sai Keng, Hồng Kông 12,4 (1-31) Tam & Wong, 1995

Trầm tích cửa sông vịnh Moreton, Úc <13 Preda & Cox, 2002

Vùng ven biển Malaysia 9-14 Seng et al., 1991 trích trong

Noverita et al., 2004

Cửa sông Singapore 10-80 Sin et al, 1991 trích trong

Noverita et al., 2004 Vùng ven biển miền trung Java, Indonesia 33-72 Noverita et al., 2004

Sông, kênh TPHCM, Việt nam 99,2 Phuong et al., 1998

Qua phân tích tương quan (hệ số tương quan Pearson) cho thấy Cu tương quan thuận với Cd, Zn, Pb (với hệ số r tương ứng 0,57**; 0,244*; 0,51**) nhưng tương quan nghịch với As (r = -0,539**). Như vậy Cu có thểđến từ một nguồn phát sinh với các kim loại Cd, Zn, Pb nhưng khác nguồn với As.

Một phần của tài liệu NGUY CƠ Ô NHIỄM CỦA CÁC KIM LOẠI NẶNG (Trang 32 -36 )

×