Giới thiệu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh (Trang 44)

Để thực hiện việc giấu thông tin trong môi trƣờng ảnh, trƣớc hết cần số hóa các bức ảnh theo những chuẩn phổ biến nhƣ JPEG, PCX, GIF, …

Sau bƣớc số hoá, tùy thuộc cấp độ màu khác nhau, có thể phân chia các loại ảnh đen trắng, ảnh xám hay ảnh màu. Ảnh đen trắng là ảnh nhị phân có 1 bit màu. Ứng với điểm đen, bit mang giá trị 0 và ứng với điểm trắng, bit mang giá trị 1. Giấu tin trong ảnh đen trắng thƣờng gây nhiễu, dễ nhận biết đƣợc bằng mắt thƣờng, số lƣợng thông tin giấu đƣợc cũng hạn chế.

Hình 21. Ảnh đen trắng và bảng màu tƣơng ứng

Ảnh màu trong máy tính là mảng các số thể hiện cƣờng độ sáng tại mỗi điểm ảnh. Các điểm ảnh cấu trúc theo dạng ảnh mành, số điểm ảnh thay đổi tuỳ thuộc độ phân giải của màn hình máy tính.

Độ phân giải Số điểm ảnh

1600 1200 1280 1024 1024 768 800 600 640 480 Bảng 5. Bố trí các điểm ảnh trên màn hình

Khi chuyển một ảnh tƣơng tự (analog) sang ảnh số, ngƣời ta có thể chọn những cách thể hiện màu khác nhau:

Hình 22. Ảnh 8 bit màu, chỉ sử dụng 8 trong 256 màu

- Ảnh 8 bit dải xám: mỗi điểm ảnh có thể nhận 1 trong 28 (256) sắc thái xám.

Hình 23. Ảnh với 256 mức xám

Mức xám là kết quả sự mã hoá tƣơng ứng một cƣờng độ sáng của mỗi điểm ảnh với một giá trị số sau quá trình lƣợng hoá. Cách mã hoá kinh điển thƣờng dùng là 16, 32, 64 mức. Mã hoá 28 = 256 (0,1,...255) mức là phổ dụng nhất, mỗi điểm ảnh sẽ đƣợc mã hoá bởi 8 bit.

Ảnh 24 bit màu: mỗi điểm ảnh có thể nhận 1 trong 224

(trên 16 triệu) màu, mỗi màu là sự pha trộn của 3 màu cơ bản RGB, nhận một giá trị từ 0 đến 255.

Hình 24. Ảnh sử dụng 64377 màu

Đối tƣợng đầu tiên mà kỹ thuật giấu tin nhằm tới là ảnh Bitmap. Ảnh BMP phổ biến trên mạng Internet, cho dung lƣợng giấu tin cao và các phƣơng pháp giấu tin đơn giản.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh (Trang 44)