Kỹ thuật dùng hệ số DCT (Discrete Cosine Transform)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh (Trang 64)

Kỹ thuật này dùng cho các ảnh JPEG, là ảnh phổ biến trên mạng, kích thƣớc ảnh gọn. Ảnh JPEG không dùng phƣơng pháp xử lý bit mà dùng phƣơng pháp biến đổi cosin rời rạc. Phép biến đổi cosin rời rạc sẽ làm mất dữ liệu do lỗi làm tròn giá trị của cosin. Độ lệch giữa dữ liệu gốc và dữ liệu phục hồi sau biến đổi phụ thuộc vào phƣơng pháp sử dụng để tính giá trị của cosin.

Ảnh JPEG đƣợc chia thành các khối 8 x 8. Sau đó tính hệ số biến đổi cosin rời rạc cho từng ma trận. Các hệ số tính đƣợc đem nhân với ma trận lƣợng hoá. Kết quả thu đƣợc làm tròn đến số nguyên gần nhất, rồi nén và lƣu lại. Các cấu tử DCT là nơi cho phép giấu dữ liệu. Có thể chọn các hệ số DCT lớn, có năng lƣợng cao nên ít làm thay đổi ảnh, đem sửa đi chút ít (giấu tin). Cách khác là chọn DCT trong những vùng mắt ngƣời kém nhạy cảm. Hai cách này không bị phát hiện bằng mắt thƣờng nhƣng bị phát hiện bởi phƣơng pháp phân tích thống kê.

Hình 38. Phân chia hai vùng năng lƣợng của khối DCT 8 x 8.

Các hệ số DCT ở vùng năng lƣợng cao không bền vững trƣớc các phép xử lý ảnh nhƣ tịnh tiến và dịch chuyển.

Ngoài các kỹ thuật đã đƣợc đề cập, còn nhiều các kỹ thuật khác [11, 21] nhƣ phƣơng pháp biến đổi Fourier, mã khối bề mặt, giấu tin dựa vào các kỹ thuật xử lý ảnh, ...

Vùng năng lƣợng thấp, sự bền vững cao, khả năng giấu tin kém Vùng năng lƣợng cao,

thích hợp cho giấu tin, sự bền vững thấp

CHƢƠNG 4. TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tìm hiểu các kỹ thuật giấu tin trong ảnh (Trang 64)