Ảnh trong thực tế đƣợc thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, nhƣ dùng máy quay (camera), máy quét (scanner), vệ tinh, ... là ảnh liên tục về không gian và về giá trị độ sáng. Để có thể xử lý ảnh bằng máy tính cần phải tiến hành số hoá ảnh. Trong quá trình số hoá, các tín hiệu liên tục đƣợc biến đổi thành các tín hiệu rời rạc thông qua quá trình lấy mẫu (rời rạc hoá về không gian) và lƣợng hoá (chuyển đổi
C Y R B R G B Y C M
tín hiệu tƣơng tự sang tín hiệu số) thành phần giá trị mà về nguyên tắc bằng mắt thƣờng không phân biệt đƣợc hai điểm kề nhau. Trong quá trình này, ngƣời ta sử dụng khái niệm điểm ảnh, mỗi điểm ảnh đƣợc xác định bởi toạ độ và màu. Một pixel có thể đƣợc lƣu trữ trên 1 (ảnh đen trắng), 4 (ảnh 16 màu), 8 (ảnh 256 màu), 16 (ảnh 65536 màu) hay 24 bit (16 triệu màu).
Hình 15. Thành phần cơ bản của hệ thống giao diện, tín hiệu hiện trên màn hình máy tính và sự thu nhận hình ảnh của mắt ngƣời.
Ảnh số thƣờng đƣợc biểu diễn theo dạng bảng hai chiều gồm m hàng và n cột, một điểm ảnh đƣợc ký hiệu I(x,y). Nhƣ vậy, một ảnh là tập hợp của nhiều điểm ảnh. Ta nói ảnh gồm M x N điểm ảnh. Thƣờng giá trị của M đƣợc chọn bằng N, để thuận lợi cho quá trình xử lý.
Căn cứ vào phƣơng pháp xử lý các dữ liệu trong hệ thống, ngƣời ta phân biệt ra hai hệ thống: đồ hoạ vector (Geometry Based Graphic) và đồ hoạ điểm (Sample Based Graphic). Ảnh biểu diễn trên máy tính vì thế cũng đƣợc chia thành hai loại: ảnh vector và ảnh mành. Ngƣời ta có thể lƣu cả hai dạng ảnh trên vào tệp Metafile, gồm các chuẩn WPG, Mac PICT, CGM. Các phần mềm nhƣ Photoshop, Corel Draw có thể xử lý trên các loại ảnh đã nêu.
Màn hình 3D Hình ảnh 3D
Các nút chỉnh