Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xãYên Hùng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG vốn tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở xã yên HÙNG – HUYỆN yên ĐỊNH (Trang 30)

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

2.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xãYên Hùng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Sự cần thiết thành lập QTDND xã Yên Hùng :

Xã Yên Hùng nằm ở khu vực trung du tỉnh Thanh Hóa.Phía bắc giáp xã Yên Bái,phía đông giáp xã Yên Phong và Yên Trường,phía nam giáp xãYên Ninh,phía tây giáp xã Yên Thịnh và Yên Phú, với vị trí nằm trung tâm, đất nông nghiệp rộng và màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ hơn thế nữa các xã liền kề chưa có quỹ tín dụng nhu cầu của nhân dân về tiền tệ, tín dụng ngày càng cao đây là động lực để quỹ phát triển địa bàn hoạt động. Địa bàn hoạt động của quỹ gồm 4 xã: Yên Hùng, Yên Ninh, Yên Thịnh và Yên Lạc. Bốn xã này có tổng dân số 24.000 nhân khẩu với khoảng 5.400 hộ diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ và chăn nuôi hộ gia đình, các ngành nghề khác như mộc, nề, đan lát chủ yếu là hộ gia đình và cá thể nên kém phát triển. Dịch vu hạn chế nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chăn nuôi tự túc được lương thực thực phẩm nên không phát triển trao đổi mua bán, kinh doanh.

Từ những năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đến nay kinh tế trong xã ngày càng phát triển,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã được cải thiện rõ rệt.

Phương hướng của Đảng uỷ -UBND xã Yên Hùng là phát triển đa dạng hoá nghành nghề,phát huy thế mạnh nội lực trên địa bàn,đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình sản xuất kinh doanh,dịch vụ,do đó nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đòi hỏi ngày càng cao.Để tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng về các thủ tục vay,đáp ứng nhu cầu về tính thời cơ trong sản xuất kinh doanh của nhân dân,(trong khi đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Định chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trong xã,còn nặng về khâu thủ tục.)Vì thế trong địa bàn xã vẫn còn tình trạng cho vay nặng lãi gây

ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình nói riêng và của địa phương nói chung.

Để khắc phục tình trạng trên,đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển thuận lợi và bền vững,đoàn cán bộ gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ-HDND-UBND xã đã đi khảo sát và học tập một số nơi có quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.Đoàn cán bộ thấy rằng kinh tế các nơi đó đều phát triển,đặc biệt được đông đảo nhân dân ủng hộ,đồng tình.

Căn cứ Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân,căn cứ vào Quyết định số 49/GP/QĐ-GĐ/NHNN chi nhánh tỉnh Thanh Hóa ngày 17/12/2008 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa. Và giấy phép hoạt động số 49/GP-HĐ/NHNN của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 17/12/2008. Giấy phép đăng kí số 260100016- Do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 15/01/2009.Nghị quyết nêu rõ việc thành lập QTDND xã Yên Hùng là chủ trương của Đảng và Nhà nước,nhằm giúp cho địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế,xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.

Chủ trương trên đã được Huyện uỷ-UBND huyện Yên Định chấp thuận và đồng ý cho phép Đảng uỷ-UBND xã Yên Hùng tổ chức thành lập QTDND xã Yên Hùng, nhằm mục đích huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài địa bàn,đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên trên địa bàn xã.

- Thông tin chung về QTDND xã Yên Hùng :

Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã Yên Hùng được thành lập vào năm 2009 với số vốn điều lệ 350.000.000 đồng .

Tên gọi đầy đủ : Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã Yên Hùng. Tên gọi tắt : QTDND xã Yên Hùng.

Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Trụ sở làm việc : Phố Lũ, xã Yên Hùng, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoai: 0376675035.Fax :0376675035

Thời gian hoạt động: 50 năm (năm mươi năm).

Mục tiêu hoạt động của quỹ tín dụng là huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư trong địa bàn hoạt động để cho vay các thành viên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và đời sống.Mục đích hoạt động của Quỹ tín dụng là hợp tác tương trợ,đặt lợi ích của thành viên lên trước ,không quá vì mục tiêu lợi nhuận nhưng Quỹ tín dụng cũng phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn để mở rộng quy mô hoạt động

Quỹ tín dụng nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của thành viên và các tổ chức ,cá nhân khác trên địa bàn hoạt động và ngoài địa bàn hoạt động.Tuy nhiên việc nhận tiền gửi ngoài địa bàn bị giới hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.

1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ hiện nay

Từ khi được thành lập tới nay Quỹ tín dụng đã không ngừng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Yên Hùng.Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp chăn nuôi ,phát triển nghành nghề ,cải thiện sinh hoạt và đời sống,góp phần giúp nông nghiệp phát triển ,giúp xoá đói giảm nghèo ,tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ,hình thành quan hệ sản xuất mới ở địa phương ; bước đầu khôi phục niềm tin của quần chúng nhân dân với khu vực kinh tế tập thể.

Quỹ tín dụng có nhiệm vụ huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội để cho vay,đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết của các thành viên và làm các dịch vụ khác theo các nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nước cho phép.

2.2.Các đặc điểm chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng nhân dân xã Yên Hùng

Sơ đồ 2.1. Sơ dồ tổ chức bộ máy của quỹ tín dụng

- Chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân

• Đại hội thành viên:

+ Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của Quỹ tín dụng

+ Báo cáo kết quả hoạt động trong năm,báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

+ Báo cáo công khai tài chính-kế toán ,dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ (nếu có).

+ Phương hướng hoạt động năm tới.

+ Tăng,giảm vốn điều lệ theo mức quy định của ngân hàng nhà nước ,mức góp vốn tối thiểu của thành viên.

+Bầu ,bầu bổ xung hoặc bãi miễn chủ tịch HĐQT ,các thành viên HĐQT ,Ban kiểm soát quỹ tín dụng.

+Thông qua phương án do HĐQT xây dựng về mức thù lao cho thành viên HĐQT ,Ban kiểm soát,mức lương của giám đốc và các nhân viên làm việc tại quỹ tín dụng.

+ Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi quỹ tín dụng do HĐQT báo cáo ,quyết định khai trừ thành viên.

+ Chia ,tách ,hợp nhất ,sát nhập ,giải thể quỹ tín dụng + Sửa đổi điều lệ của quỹ tín dụng.

Đại hội thành viên

Chủ tịch HĐQT Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

P.giám đốc Giám đốc

+ Những vấn đề khác do HĐQT ,Ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 tổng số thành viên đề nghị.

+ Riêng đại hội thành viên nhiệm kỳ còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ ,báo cáo hoạt động của HĐQT và Ban kiểm soát ,thông qua phương hướng hoạt động và bầu chủ tịch HĐQT,các thành viên HĐQT,Ban kiểm soát của nhiệm kỳ tới.

• Hội đồng quản trị:

+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên;

+ Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên);

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượng lao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng;

+ Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên;

+ Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng.

+ Xét kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng (trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua;

+ Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được Ngân hàng Nhà nước cho phép và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và báo cáo trước Đại hội thành viên gần nhất.

+ Xử lý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quy định của Nhà nước;

+ Trình Đại hội thành viên Báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có); phương hướng kế hoạch hoạt động năm tới;

+ Kiến nghị sửa đổi Điều lệ;

• Chủ tịch hội đồng quản trị:

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân công và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hành của Giám đốc Quỹ tín dụng.

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT (Các văn bản trình Đại hội thành viên; trình Ngân hàng Nhà nước...).

• Ban kiểm soát :

+ Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng hoạt động theo pháp luật;

+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng, Nghị quyết Đại hội thành viên, Nghị quyết Hội đồng quản trị;

+ Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các Quỹ của Quỹ tín dụng, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

+ Tiếp nhận và Giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng thuộc thẩm quyền của mình;

+ Trưởng Ban kiểm soát hoặc đại diện Ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không biểu quyết;

+ Yêu cầu những Người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu, sổ sách chứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;

+ Được sử dụng bộ máy kiểm tra, Kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát;

+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau:

 Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội thành viên mà Ban kiểm soát đã yêu cầu.

 Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêu cầu của thành viên .

+ Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắc phục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng.

• Giám đốc:

+ Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị;

+ Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó Giám đốc (nếu có), Kế toán trưởng;

+ Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng; + Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng;

+ Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;

+ Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồng quản trị xem xét và trình Đại hội thành viên;

+ Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị , các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghị quyết Đại hội thành viên đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để có biện pháp xử lý.

• Phòng kế toán

+ Tổ chức ghi chép ,phản ánh một cách chính xác ,đầy đủ ,kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về hoạt động nguồn vốn ,sử dụng vốn.Tổng hợp số liệu để hình thành các chỉ tiêu thông tin kinh tế phục vụ chỉ đạo ,điều hành hoạt động của quỹ tín dụng,trên cơ sở đó bảo vệ an toàn vốn,tài sản của Quỹ tín dụng cũng như của thành viên và của khách hàng gửi tiền tại Quỹ tín dụng cả về số lượng và chất lượng.

+ Phân loại nghiệp vụ ,tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ ,chính xác ,kịp thời phục vụ cho công tác quản lý ,chỉ đạo hoạt động của Quỹ tín dụng.

+ Giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước các nghiệp vụ bên NỢ

• Phòng tín dụng

+ Thu thập thông tin và và phân tích đánh giá về thành viên xin vay,kiểm tra tính hợp lệ ,hợp pháp của các tài liệu do thành viên cung cấp,phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án,phương án vay vốn đối với khoản vay trung hạn.Trường hợp khoản vay có bảo đảm bằng tài sản phải yêu cầu khách hàng thực hiện đúng thủ tục theo quy định.

+ Đề xuất cho vay hay không cho vay

+ Kiểm tra ,kiểm soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng đến khi thu hồi dứt điểm khoản vay.

• Thủ quỹ

+ Mở các sổ quỹ ,sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền ,tài sản ,thẻ kho,các sổ sách cần thiết khác ;ghi chép và bảo quản các sổ sách ,giấy tờ đầy đủ ,rõ ràng,chính xác

+ Tổ chức sắp xếp tiền,tài sản trong kho tiền và nơi giao dịch gọn gàng khoa học theo đúng qui định,áp dụng các biện pháp chống ẩm mốc ,mối xông,chuột cắn ,bảo đảm vệ sinh kho tiền và quầy giao dịch.

+ Quản lý và giữ chìa khoá 1 ổ khoá thuộc cánh cửa của cửa kho bảo quản tài sản được giao.

+ Từ chối xuất nhập thu chi bất kỳ tài sản nào nếu không có lệnh ,chứng từ kế toán hợp pháp

+ Không cho nhập vào kho tiền những tài sản ,giấy tờ không được quy định bảo quản trong kho tiền

+ Không cho những người không có trách nhiệm ,không được lệnh vào nơi giao dịch và kho tiền do mình quản lý

2.2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động

Do quy mô của Quỹ tín dụng nhỏ nên số lượng lao động rất ít.Nhân sự của Quỹ tín dụng khá ổn định qua các năm.Xem bảng 1 ở dưới.

Năm 2009 2010 2011 2012

Số người 9 9 10 10

Bảng 1 : Số lượng lao động tại Quỹ tín dụng giai đoạn 2009 – 2012.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG vốn tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở xã yên HÙNG – HUYỆN yên ĐỊNH (Trang 30)