C.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG vốn tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở xã yên HÙNG – HUYỆN yên ĐỊNH (Trang 61)

- Quỹ tín dụng đang trong quá trình hoàn thiện,đang hoạt động trong môi trường kinh tế ,xã hội,pháp luật chưa hoàn thiện nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình hoạt động.

- Dư nợ cho vay tăng nhanh nhưng cơ cấu tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn,cho vay dài hạn chiếm một tỷ lệ nhỏ,như năm 2012 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 100%.

- Việc áp dụng marketing vào hoạt động của Quỹ tín dụng còn nhiều hạn chế.Chi dành cho quảng cáo còn khá khiêm tốn.

- Vẫn phải vay vốn của Quỹ tín dụng trung ương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Nguyên nhân của những hạn chế :

 Chủ trương chính sách của nhà nước chưa ổn định,hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.

 Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc nhiều nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì người cán bộ thực hiện tất cả các công đoạn.Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng,phân tích đánh giá khách hàng,kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp,phân tích tính khả thi,khả năng trả nợ của phương án ,dự án sản xuất kinh doanh,kiểm tra ,phân tích về tài sản thế chấp.Sau khi hoàn tất khâu thẩm định cán bộ tín dụng đưa ra đề xuất cho vay hay không.Với quy trình như trên khối lượng công việc của cán bộ tín dụng là rất lớn nên không thể tránh khỏi sai lầm.

 Chất lượng hoạt động thẩm định chưa cao,trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế: Do bị hạn chế về thời gian nên cán bộ tín dụng khó có thể thẩm định một cách chuẩn xác ,không có sai sót;do cán bộ tín dụng không thể có đủ kiến thức tổng hợp để có thể thẩm định những dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau.

 Đối với cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyên khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay.Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ phân tích tín dụng,cho vay và thu nợ.Đó là cả một quá trình từ trước khi cho vay cho tới khi thu hồi cả gốc lẫn lãi.Do đó đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn nghiệp vu và tinh thần trách nhiệm cao.

 Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm,kiểm soát không thường xuyên: Việc áp dụng các văn bản về cơ chế,chính sách chưa sát thực tế,chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản.Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc,chưa được xử lý kịp thời hiệu quả.Vẫn có trường hợp cán bộ tín dụng xét duyệt cho vay đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng,thực hiện không đúng qui trình nghiệp vụ cho vay.Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều đã trước trong và giám sát sau khi cho vay nên để khách hàng sử dụng sai mục đích.Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ thì cán bộ tín dụng không có ngay biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế độ.Bên cạnh đó việc kiểm tra kiểm soát lại không được thường xuyên,nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện lịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

 Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng không tốt.

 Khách hàng xử dụng vốn không đúng mục đích xin vay vốn ban đầu.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐÔNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ

XÃ YÊN HÙNG

3.1.Định hướng phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã Yên Hùng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG và sử DỤNG vốn tại QUỸ tín DỤNG NHÂN dân cơ sở xã yên HÙNG – HUYỆN yên ĐỊNH (Trang 61)