Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản sau sinh của phụ nữ

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 81)

8. Khung lý thuyết

3.2.3. Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản sau sinh của phụ nữ

thiểu số.

Hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản sau khi thể hiện qua việc kiêng kỹ trong quan hệ tình dục sau khi sinh, nghỉ ngơi sau khi sinh và chế độ nuôi con bằng sữa mẹ.

Thứ nhất, đa số phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã nhận thức được nên

kiêng kỵ những gì (không quan hệ tình dục sau sinh trong vòng 45 ngày, không dùng các chất kắch thắch) và nên bồi dưỡng những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thế nào. Cho con bú sớm có tác dụng kắch thắch bài tiết sữa và tận dụng nguồn sữa non giàu dinh dưỡng và sức đề kháng cao cho con.

ỘNhững thông tin chăm sóc phụ nữ sau khi sinh con chúng em được biết thông qua Bác sỹ sản nói chuyện chuyên đề với chị em phụ nữỢ ( PVS, số 3, 34 tuổi bản Vều, xã Phúc Sơn).

Bảng 3.9: Đánh gia tình hình kiêng kỹ trong quan hệ tình dục sau khi sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, Tƣờng Sơn.

STT Kiêng kỹ quan hệ tinh dục sau khi sinh Tỷ lệ % 1 1 tháng 21,0 2 3 tháng 21,0 3 4 tháng 28,0 4 5 tháng 4,0 5 6 tháng 9,0 6 7 tháng 0,5 7 10 tháng 1,0

8 Không kiêng kem tháng nào 15,5

thức sự cần thiết kiêng khem sau khi sinh, 84,5% phụ nữ trả lời kiêng khem 1 tháng trở lên, chỉ có 15,5 % trả lời không kiêng khem ngày nào điều này cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số đã hiểu biết những điều cần thiết chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi sinh, đặc biệt việc kiêng ky để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ sau này.

Thứ hai, về thời gian nghỉ sau sinh, hầu hết các phụ nữ nhận thức được

phụ nữ sau khi sinh cần được nghỉ ngơi, tuy nhiên mức độ nhận thức cho phụ nữ sau khi sinh khác nhau, điều đó thể hiện qua kết quả khảo sát như sau:

Bảng 4.0: Chế độ nghỉ ngơi sau khi sinh của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn và xã Tƣờng Sơn.

STT Thời gian nghỉ ngơi sau khi sinh Số lƣợng Tỷ lệ %

1 1 tháng 1 0,5 2 2 tháng 1 0,5 3 3 tháng 18 9,0 4 4 tháng 102 51,0 5 5 tháng 6 3,0 6 6 tháng 72 36,0 Tổng 200 100,0

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có 54,5% phụ nữ dân tộc thiểu số trả lời phụ nữ sau khi sinh cần nghỉ ngơi 6 tháng, 3,0 % phụ nữ trả lời cần nghỉ 5 tháng sau khi sinh, có 51,0 % phụ nữ trả lời cần nghỉ ngơi 4 tháng, có 9,0 % phụ nữ trả lời nghi ngơi 4 tháng và có 0,5 % trả lời nghỉ ngơi 1 tháng, 2 tháng.

Các bà mẹ cũng biết rằng thời gian nghỉ sau khi sinh tối thiểu 6 tháng nhưng do điều kiện gia đình, do đặc thù của lao động nông nghiệp là theo mùa vụ nên khó có nhiều thời gian nghỉ hơn. Có bà mẹ cho biết:

dân số, phụ nữ, y tế người ta tuyên truyền là phải nghỉ sau đẻ với lại cũng có điều kiện hơn nên mới có thời gian nghỉỢ (PVS, số 3, phụ nữ 34 tuổi, bản Vều, xã Phúc Sơn).

Hà nh vi c hă m s óc s ứ c k hỏ e s inh s ả n sa u k h i s in h cò n t h ể h i ệ n v i ệ c b u ô i c o n b ằ n g s ữ a mẹ , đa số phụ nữ dân tộc thiể u s ố tạ i hai xã Phúc Sơ n, Tườ ng sơ n đề u ý thức được vài trò c ủa việ c nuôi con bằ ng s ữa mẹ trong 6 tháng đầ u tiên, điề u đó thể hiệ n qua bả ng số liệ u s au đây:

Bảng 4.1: Hiệu biết nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên của phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tƣờng Sơn (Đơn vị %)

Mức độ Tỷ lệ %

1. Rất cần thiết 75,5

2. Cần thiết 23,5

3. Tùy điều kiện 1,0

4. Không cần thiết 0

5. Hoàn toàn không cần thiết 0

(Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra).

Có 75,5% phụ nữ trả lời rất cần thiết nuôi con bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên, 23,5% trả lời cần thiết, 1.0% phụ nữ trả lời tùy điều kiện và không có phụ nữ dân tộc thiểu số lựa chọn không cần thiết, hoàn toàn không cần thiết nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Điều đó cho thấy đa số phụ nữ dân tộc thiểu số thấy được tác dụng của sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên như hợp với sự tiêu hoá của trẻ, trẻ bú sữa mẹ ắt bị tiêu chảy hơn trẻ ăn sữa ngoài, đủ các chất dinh dưỡng.

Nuôi con bằng sữ a mẹ mới tốt, chứ cho uống sữ a ngoài tôi không yên tâmỢ (PVS, s ố 2, nữ 40 tuổi, bản tiến, xã Phúc Sơn).

Như vậy, truyền thông tác động đến nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số điều đó thể hiện trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản trong khi mang thai, khi sinh và sau khi mang thai. Mức độ tác động của các hình thức truyền thông tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản mức độ khác nhau, trong đó truyền thông trực tiếp tác động mạnh mẽ đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ dân tộc thiểu số. Chắnh vì vậy, trong năm tới cần lựa chọn các hình thức truyền thông phù hợp để nâng cao nhận thức, hành vi trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong địa bàn nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về thực trạng truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh, nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Thực trạng hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS

Tần số truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản: Nghiên cứu cho thấy mức độ truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc sơn, xã Tường Sơn diễn ra tương đối nhiều, song có sự khác biệt xa về số lần truyền thông trên thực tế với nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về tần số truyền thông.

Nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản được triển khai hầu hết tại hai xã Phúc Sơn, Tường Sơn, tuy nhiên giữa các nội dung có sự tuyên truyền khác nhau, nội dung kế hoạch hóa gia đình, làm mẹ an toàn, nạo hút thai, bệnh nhiễm đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục.. là nội dung mà các hoạt động tuyên truyền nhắm vào nhiều nhất. Các nội dung còn lại như vô sinh, ung thư vũ mức độ tuyên truyền ắt hơn.

Phương pháp truyền thông về chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh sơn có sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận theo nhóm, theo cá nhân, tiếp cận xã hội. Trong đó phương pháp tiếp cận theo nhóm, tiếp cận cá nhân mang lại hiệu quả truyền thông cao, thu hút sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số. Phương pháp tiếp cận xã hội thông qua phương tiện đại chúng ắt được sử dụng hơn bởi vì do điều kiện kinh tế khó khăn, mức sống thấp và do trình độ học vấn ở đây cũng có nhiều hạn chế, nên không thu hút sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Hình thức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số đa dạng, phóng phú đã truyền tải thông tin về CSSKSS đến phụ

nữ dân tộc thiểu số, trong đó hình thức tổ chức chiến dịch chăm sóc SKSS, nói chuyện chuyên đề thường được sử dụng và mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất.

Các yếu tố như đặc trưng nhóm dân tộc thiểu số, đặc điểm đội ngũ làm công tác DS/KHGĐ, phong tục tập quán đều ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông và việc tiếp cận thông tin về truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Anh sơn hiện nay.

Đặc trưng nhóm dân tộc thể hiện qua trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS như trình độ học vấn càng cao thì hoạt động tuyên truyền, vận động thuận lợi, việc tiếp cận thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản dễ dàng hơn, ngược lại trình độ học vấn thấp gây khó khăn cho hoạt động truyền thông cũng như việc tiếp cận thông tin từ hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nghề nghiệp là yếu tố tác động nhiều đến hoạt động truyền thông về chăm sóc SKSS, nó quyết định về thu nhập, cường độ lao động, ảnh hưởng nhóm bạn, cơ hội thu thập thông tin về chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc thiểu số và mức sống yếu tố quyết định trong việc lựa chọn các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Đặc điểm đội ngũ làm công tác dân số như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ..cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

Các yếu tố như tập tục kết hôn sớm, tập tục chăm sóc thai nghén, tập tục sinh đẻ là rào cản trong việc tiếp cận các thông tin truyền thông mới tắch cực trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân mỗi một phụ nữ dân tộc thiểu số.

Nhận thức và hành vi chăm sóc SKSS phụ nữ dân tộc thiểu số

sóc sức khỏe sinh sản chưa được đầy đủ, sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản như hệ quả nạo hút thai, bệnh đường sinh sản, các biện pháp tránh thai, chăm sóc phụ nữ trước, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Đa phần phụ nữ dân tộc thiểu số nhận thức vai trò khám thai định kỳ, tiêm vacxin và bổ sung chất dinh dưỡng khi mang thai.

Đa số phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con ở các cơ sở y tế, nhưng vẫn có sinh con tại nhà. Như vậy vẫn còn những phụ nữ nhận thức không đúng về việc sinh con ở nhà.

- Chế độ lao động và nghỉ ngơi, dinh dưỡng khi có thai và sau khi sinh còn chưa phù hợp. Thời gian nghỉ ngơi trước và sau đẻ còn quá ngắn, ảnh hưởng tới sức khoẻ của các bà mẹ và việc chăm sóc trẻ. Phụ nữ dân tộc thiểu số đều có hiểu biết về tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên còn có nhiều hạn chế trong việc cho trẻ ăn dặm , kiêng kỹ trong quan hệ tình dục sau khi sinh.

Công tác truyền thông, tư vấn cung cấp dịch vụ SKSS gặp nhiều khó khăn vì những nguyên nhân như địa bàn xa xôi, hiểm trở, đi lại khó khăn, khác biệt phong tục tập quánẦ

Công tác thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khỏe sinh sản còn nhiều thiếu sót về nội dung và hình thức, về kỹ năng giáo dục truyền thông, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ truyền thông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ, truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản tác động mạnh đến nhận thức, hành vi phụ nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ. Hỗ trợ công tác truyền thông là đội ngũ chuyên trách, công tác viên dân số, họ có vai trò quan trọng trong qua trình thay đổi hành vi và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản thể hiện hành vi trong khi mang thai, khi sinh con và sau khi sinh.

2. KHUYẾN NGHỊ

Lợi ắch của vấn đề truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản là rất lớn, nó ảnh hưởng tới nhiều vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, dân số, tệ nạn xã hội và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Để khắc phục những hạn chế trước đây chúng ta cần phải có những giải pháp tốt:

Tạo sự chuyển biến về nhận thức, cũng như sự ủng hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản trong mọi tầng lớp nhân dân nói chung, phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo các cấp ở địa phương.

Huy động cộng đồng đẩy mạnh truyền thông giáo dục thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao kỹ thuật giao tiếp, truyền thông và tăng cường việc tận dụng các dịch vụ thông tin- giáo dục- truyền thông của nhà cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức, nội dung, phương pháp truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

Nâng cao nhận thức và hiểu được vai trò chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ trong khi mang thai, khi sinh và sau sinh là rất cần thiết. Củng cố niềm tin phù hợp và các chuẩn mực, cũng như góp phần gỡ bỏ các quan niệm sai lầm về sức khỏe sinh sản.

Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân có trách nhiệm hơn đối với tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là phụ nữ, các bà mẹ mang thai và các thành viên trong gia đình, để chắnh bản thân họ ý thức được nhu cầu và lợi ắch từ việc chăm sóc sức khỏe.

Nâng cao trình độ văn hóa chung và nâng cao kiến thức của phụ nữ về sức khỏe sinh sản, tạo cho họ nhiều nguồn thông tin, những nguồn kiến thức và kinh nghiệm riêng giúp cho họ độc lập hơn trong các quyết định, xây dựng các chuẩn mực mới phù hợp hơn và những thực hành đúng đắn, tránh được những áp đặt của tập quán lạc hậu.

Mở rộng và nâng cao chất lượng việc tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ và toàn cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia

đình bên cạnh việc cung cấp đầy đủ, dễ dàng, thuận lợi và an toàn các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chắnh quyền địa phương có giải pháp tốt phát triển kinh tế huyện nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người dân, duy trì mức sống không có hộ đói nghèo góp phần gỡ bỏ những cản trở về kinh tế của những hộ gia đình có mức sống chưa ổn định bền vững trong việc lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao các điều kiện chăm sóc đối với người phụ nữ, tạo quyền cho phụ nữ: Thông qua các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Hội Phụ nữ, để tạo cho phụ nữ một vị thế xã hội mới, tăng vai trò của họ trong gia đình từ đó gỡ bỏ được những cản trở về phong tục tập quán và quan hệ gia đình đang cản trở người phụ nữ thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Tú Anh (2007),Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ

tuổi mãn kinh quận Tây Hồ thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Xã hội

học,Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG)Hà Nội, Hà Nội. 2. Đặng Nguyên Anh (1999), Nhập môn nghiên cứu Dân số, Tài liệu giảng dạy cho học viên đại học, NXB Khoa học xã hội nhân văn, Hà Nội.

3. Bộ Y tế - Tổng cục DS-KHHGĐ (2011), Dân số là một trong những yếu

tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, Hà Nội.

4. Bộ Y tế - Tổng cục DS-KHHGĐ (2009), chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho cán bộ xã, Hà Nội.

5. Bộ Y tế -Tổng cục DS/KHHGĐ (2010), Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề công

tác DS/KHHGGĐ đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Nội.

6.Nguyễn Đình Cử (2007), Những xu hướng biến đổi dân số ở việt Nam,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Cử (2008), Đặc điểm dân số nước ta hiện nay và những khuyến nghị về chắnh sách, truyền thông, Viện Dân số và Các vấn đề xã hội,

Trường Đại học KTQD Hà Nội, Hà Nội.

8. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An (2011), 50 năm xây dựng và phát triển (1961-2011), Nghệ An.

9. Lê Minh Chinh (2009), Môt số phong tục tập quán của người dân tộc Sán Dìu xã Nam Hoa, huyện Đông Hỷ có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, Tạp chắ

khoa học & công nghệ, số 2 (50).

10. Trần Thị Trung Chiến (chủ biên), (2003), Dân số Việt Nam bên thềm thế

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)