8. Khung lý thuyết
1.2.1. Lý thuyết về hành động xã hội
Lý thuyết về hành động xã hội bắt nguồn từ V. Pareto, M. Weber, Znaniecki, G. Mead, T. ParsonsẦ Các tác giả này đều cho rằng hành động xã
hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người.
Hành động xã hội được M. Weber định nghĩa một cách tổng quát là: Ộhành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tắnh đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó.Ợ [15,tr. 117]. Như vậy, bất kỳ hành động xã hội nào cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức với các mức độ khác nhau. Đây là cái mà M. Weber gọi là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đắch, còn G. Mead gọi là tâm thế xã hội của các cá nhân.
Hành động xã hội luôn gắn với tắnh tắch cực của cá nhân. Tắnh tắch cực này bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: nhu cầu, lợi ắch, định hướng giá trị của chủ thể hành động.
Hành động xã hội được cấu trúc nên bởi nhiều thành tố khác nhau, giữa các thành tố này có mối liên quan hữu cơ với nhau. Khởi đầu của nó bao giờ cũng là nhu cầu, lợi ắch của cá nhân, đây là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ tạo ra tắnh tắch cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đắch của hành động. Bất kỳ hành động nào cũng cần có chủ thể. Chủ thể hành động có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn thể xã hội. Ngoài ra, để tạo nên hành động cũng cần có môi trường. Đó chắnh là điều kiện mà ở trong nó hành động được diễn ra. Tuỳ theo từng hoàn cảnh khác nhau mà các chủ thể sẽ tạo ra hành động phù hợp nhất với hoàn cảnh đó.
Hành động, kể cả hành động thụ động và không hành động (quyết định chờ đợi không làm gì cả) được gọi là hành động xã hội khi ý nghĩa chủ quan của nó có tắnh đến hành vi người khác trong quá khứ, hiện tại hay tương lai; ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động. M weber phân biệt các loại hành động
- Hành động duy lý- công cụ là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, lựa chọn công cụ, phương tiện mục đắch sao hiệu quả nhất.
- Hành động duy lý- giá trị là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đắch tự thân).Thực chất loai hành động có thể nhằm vào những mục đắch phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý.
- Hành động duy cảm (xúc cảm) là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tắnh chất bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tắch mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đắch hành động.
- Hành động duy lý - truyền thống là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Áp dụng lý thuyết hành động xã hội của MaxWeber vào trong vấn đề nghiên cứu truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số qua việc phân tắch tác động nhận thức và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ thiểu số nhằm giải thắch và đánh giá tình hình truyền thông chăm sóc sức khoẻ của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Yếu tố nào là chủ yếu tác động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản đó là các yếu tố đặc trưng nhóm dân tộc thiểu số, đặc điểm đội ngũ làm công tác dân số và yếu tố tập quán.