Mức độ truyền thôngvề chăm sóc sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 34)

8. Khung lý thuyết

2.1. Mức độ truyền thôngvề chăm sóc sức khỏe sinh sản

Truyền thông là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành dân số nhằm hướng tới nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ, cùng với trung tâm DS- KHHGĐ huyện đã tổ chức nhiều đợt truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tại huyện Anh Sơn, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được thực hiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

Qua tìm hiểu, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện đã thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các thôn bản tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường sơn điều nay thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lần tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn năm 2012 (Đơn vị: lần)

STT Số lần truyền thông

Xã Phúc Sơn Xã Tường Sơn

1 74 lần 69 lần

Kết quả cho thấy, số lần tổ chức hoạt động truyền thông trong 1 năm tại huyện Anh Sơn ở hại xã Phúc Sơn, Tường Sơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong một năm nhiều, xã Tường Sơn tổ chức 69 lần tuyên truyền, còn xã Phúc Sơn tổ chức 74 lần. Như vậy mức độ tổ chức truyền thông tại địa phương rất nhiều, nhưng liệu phụ nữ dân tộc thiểu số có nhận thức được các đợt truyền thông như vậy không?

Khảo sát 200 phụ nữ dân tộc thiếu số về tần số tổ chức các hoạt động truyền thông, cho thấy không có sự đồng nhất giữa nhận thức về số lần truyền thông với số lần truyền thông thực tế tại địa phương trong một năm qua, điều này thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức về mức độ tổ chức truyền thông về

DS/SKSS tại hai xã Phúc Sơn, Tƣờng Sơn trong một năm . (Đơn vị %) STT Số lần truyền thông Số lƣợng Tỷ lệ % 1 1- 2 lần 118 59,0 2 2-3 lần 59 29,0 3 Trên 4 lần 4 2,0 4 Không biết 19 9,5 Tổng 200 100,0

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)

Có 59% số người trả lời cho biết tại địa phương của họ đã diễn ra 1-2 lần truyền thông về DS/SKSS; Có 29,5% cho rằng chỉ tổ chức 2-3 lần; có 2,0% trả lời tổ chức trên 4 lần và chỉ có 9,5% trả lời là không biết. Như vậy, có sự khác nhau giữa thực tế các hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số với nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về số lần truyền thông, điều này nói lên một điều mức độ tổ chức truyền thông khá nhiều song hiệu quả các lần truyền thông chưa cao, chưa thu hút hầu hết

sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả truyền thông còn thấp.

Tại sao có sự khác nhau giữa nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số khi khảo sát với thực tế tổ chức các hoạt động truyền thông, nguyên nhân xuất phát từ sự tham gia không đầy đủ của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lần truyền thông, chất lượng các lần truyền thông chưa cao nên không thu hút được sự tham gia phụ nữ dân tộc thiểu số, một nguyên nhân nữa dẫn đến sự khac nhau giữa nhận thức với thực tế truyền thông do quy mô tổ chức các hoạt động truyền thông có sự khác nhau, nên sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng có sự khác nhau.

Như hoạt động chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tổ chức mỗi năm 1-2 lần, tại đây đã tiến hành khám phụ khoa, cấp phát thuốc điều trị cho các trường hợp viêm nhiễm, bên cạnh đó, chiến dịch còn thực hiện các xét nghiệm truy tìm ung thư cho chị em và điều trị kịp thời. Hơn nữa, chị em còn được cung cấp nhiều kiến thức về chăm sóc SKSS tư vấn cho chị em có thể lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Các đợt truyền thông thu hút sự tham gia của các chị em phụ nữ dân tộc thiểu số bởi thông qua các hoạt động truyền thông chị em hiểu rõ lợi ắch từ các đợt chiến dịch.

"Năm nào xã tổ chức chiến dịch 1-2 lần, dù có bận vụ mùa cỡ nào chị cũng đăng ký khám phụ khoa bởi theo chị khi tham gia chiến dịch được khám bệnh miễn phắ, được làm các xét nghiệm, nếu có bệnh thì phát hiện sớm và qua đó được tư vấn về biện pháp tránh thai đang sử dụng" (PVS số 1, 20 tuổi, bản Ô Ồ, xã Tường Sơn)

"Trước kia ắt khi nào đi khám phụ khoa vì cứ nghĩ không bệnh gì nên không cần phải đi khám nhưng từ khi được nghe tuyên truyền, lại có đội y - bác sĩ về bản khám nên mỗi lần có chiến dịch là chị đăng ký khám bệnh vì

ngoài sự nhiệt tình của các y - bác sĩ thì việc kiểm tra sức khỏe sinh sản của bản thân là một điều cần thiết" ( PVS số 3, 34 tuổi, bản Vều, xã Phúc Sơn).

Theo thống kê của Trung tâm DS/KHHGĐ, kết quả từ chiến dịch năm 2012, trong thời gian tổ chức khám phụ khoa tại xã Tường Sơn với số lượng 496 chị đến khám thì đã có 47 chị được phát hiện viêm nhiễm cần điều trị, xã Phúc Sơn có 649 chị đến khám, trong đó có 165 chị viêm nhiễm, trong đó có nhiều trường hợp bị viêm nhiễm nặng được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Tóm lại, qua phân tắch tần số truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thấy, có sự khác nhau giữa thực tế hoạt động truyền thông với nhận thức về tần số truyền thông của phụ nữ dân tộc thiểu số nguyên nhân xuất phát từ sự tham gia không đầy đủ của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hoạt động truyền thông, chất lượng các hoạt động chưa cao và quy mô các hoạt động truyền thông có sự khác nhau.

2.2. Nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

2.2.1. Thực trạng nội dung truyền thông chăm sóc SKSS được truyền thông cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

Hiện nay vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang và đã là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia. Taị hội nghị y tế thế giới tổ chức ở Cairô (AI cập) năm 2004 đã quyết định lấy 13 thành tố chắnh trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản. (Nạo phá thai; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; sức khoẻ trẻ em; trao quyền cho phụ nữ; kế hoạch hoá gia đình/ định thời gian sinh; Giới; Vô sinh; sự tham gia của nam giới và SKSS; ung thư đường sinh sản và ung thư vú; dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; hành vi tình dục và sinh sản có trách nhiệm; bảo vệ sản phụ; STDS (Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS).

Trên cơ sở 13 thành tố mà hội nghị ytế thế giới đã đưa ra, căn cứ và tình hình cụ thể của Việt nam để chọn ưu tiên vấn đề nào là cơ bản, Việt nam đã chọn 7 thành tố chắnh đó là:

1. Quyền sinh sản.

2. Kế hoạch hoá gia đình.

3. Bảo đảm cung cấp chăm sóc trước trong và sau đẻ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nạo phá thai an toàn và quản lý biến chứng sau nạo phá thai, cung cấp chăm sóc sau nạo thai.

4. Phòng chống và chữa trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. HIV/AIDS.

5. Phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản. 6. Dự phòng và điều trị vô sinh.

7. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên.

Trên cở sở các nội dung chăm sóc SKSS, các hoạt động truyền thông Nghệ An nói chung và hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản ở huyện Anh Sơn cũng hướng đến nội dung chắnh của chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Truyền thông giáo dục được xem là giải pháp nâng cao chất lượng dân số, trong nhưng năm qua trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh truyền thông như đẩy mạnh KHHGĐ đi đôi giảm tỷ lệ suy sinh dưỡng, tỷ lệ chết của trẻ em, tỷ lệ chết của mẹ. Tuyên truyền về quyền sinh sản, làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia đình, nạo phá thai an toàn, các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục, vô sinh và ngăn chặn sự gia tăng tỷ lệ số giới tắnh khi sinh, đi đến cân bằng cơ cấu này. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm yếu thế và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Nội dung về quyền sinh sản của cá nhân bao gồm 3 thành tố sau: quyền được tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản và các dịch vụ chăm sóc SKSS;

quyền được cung ứng các dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng; quyền được lựa chọn các dịch vụ SKSS.

Nội dung về kế hoạch hóa gia đình là nói đến các biện pháp tránh thai, nói tới vai trò của các cặp vợ chồng, vai trò nam giới, của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, vai trò các cơ quan truyền thông đại chúng đối với kế hoạch hóa gia đình.

Nội dung thứ ba phòng chống và chữa trị các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Trong đó đưa các các biện pháp phòng chống, chữa trị đối với cá nhân, nam giới và vai trò của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức trong việc phòng chống, chữa trị các bệnh lây qua đường tình dục.

Nội dung thứ tư về bảo đảm cung cấp trước trong và sau sinh, nạo phá thai an toàn và quản lý biến chứng sau khi nạo phá thaiẦNgoài ra còn chăm sóc sức khỏe sinh sản còn nói đến phát hiện, điều trị sớm ung thư đường sinh sản, dự phòng và điều trị vô sinh; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thanh niên.

Như vậy, khi nói đến chăm sóc sức khỏe sinh sản thì nói đến rất nhiều nội dung, nên đòi hỏi công tác truyền thông cần có những phương pháp, hình thức đẩy mạnh hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS đến phụ nữ dân tộc thiểu số.

Một câu hỏi đặt ra ở đây, hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn đã diễn ra như thế nào?

Thứ nhất, về hoạt động truyền thông về quyền sinh sản, tại xã Phúc Sơn,

xã Tường Sơn đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho từng phụ nữ dân tộc thiểu số biết rõ về quyền của họ trong sức khỏe sinh sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội liên quan làm gì tạo điều kiện, đảm bào cho các cá nhân thực hiện các quyền đó. Qua phỏng vấn sâu ghi nhận từ thông tin định tắnh đã cho thấy hoạt động truyền thông đã có tác động đến nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về quyền của họ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

mà cụ thể là việc được cung cấp các thông tin về sức khỏe sinh sản, quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tuy nhiên mức độ hiểu biết về quyền sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.

ỘTrong những năm gần đây, chúng tôi mới hiểu về quyền của bản thân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản từ các chị cán bộ dân số, nhưng chúng tôi còn hiểu rất mơ hồ về điều nàyỢ(PVS, số 1, nữ 20 tuổi, bản Ồ Ồ, xã Tường Sơn).

ỘQua các hoạt động truyền thông tôi mới hiểu thể nào là quyền sinh sản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, trước đây tôi chẳng biết gì về vấn đề nàyỢ. (PVS, số 3, nữ 34 tuổi, bản Vều, xã Phúc Sơn).

Thứ hai, truyền thông về làm mẹ an toàn cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại

hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn đã được tuyên truyền đến từng thôn bản, chi cục DS/KHHGĐ phối hợp trạm y tế xã thực hiện các buổi truyền thông về làm mẹ an toàn để họ nhận thức rõ về chăm sóc bản thân mỗi khi mang thai và sinh nở.

ỘMôt năm, cứ vào tháng 6 và tháng 10, các cán bộ ở tỉnh về đây tư vấn cho chúng tôi về khám thai, tiêm vacxin, chế độ dinh dưỡng khi mang thai và còn cung cấp cho chúng tôi các kiên thức cần thiết khi mang thai để đảm bảo cho sức khỏe cho mẹ và conỢ. (PVS, số 2, nữ 40 tuổi, bản Tiến, xã Phúc Sơn).

Những năm gần đây, Trạm y tế xã đã thực hiện nhiều biện pháp giúp phụ nữ mang thai làm mẹ an toàn, tăng cường công tác truyền thông, thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng và bà mẹ mang thai về tầm quan trọng chăm sóc thai nghén và dinh dưỡng nên số trẻ em suy dinh dưỡng bào thai ở mức thấp, giảm nhiều so với các năm trước. Trung tâm DS/KHHGGĐ cùng Trạm y tế đã kết hợp với ban chấp hành phụ nữ xã làm công tác tuyên truyền cho chị em về kiến thức về làm mẹ an toàn và cách chăm sóc trẻ cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở

các bản. Ngoài các buổi tọa đàm, hàng quý chi hội phụ nữ thôn sinh hoạt, các cán bộ trạm y tế thường xuyên có mặt tuyên truyền cho chị em thực hiện tốt công tác làm mẹ an toàn.

Thứ ba, về nội dung truyền thông về kế hoạch hóa gia đình, trong những năm gần đây các ban, ngành, đoàn thể các cấp đội ngũ cán bộ và chuyên trách viên dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã tiến hành vận động, tuyên truyền lồng ghép về các chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ vào các cuộc họp, hội nghị của xóm, xã, thôn bản. Mỗi năm tại các bản của các xã Phúc sơn, xã Tường Sơn đã tiến hành tổ chức các chiến dịch lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua chiến dịch, phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ được thăm khám sức khỏe còn được giải đáp, tư vấn về những biện pháp tránh thai an toàn, cách thức chăm sóc bà mẹ và thai nhi, hướng dẫn phòng, chống viêm nhiễm đường sinh dục... Đối với lứa tuổi thanh niên thì vận động tham gia vào các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên. Nhờ công tác tuyên truyền sâu rộng, nhận thức của bà con về việc sinh ắt con, đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình ngày càng nâng lên.

"Được cộng tác viên dân số ở xóm thường xuyên tư vấn tại nhà nên gia đình tôi biết các kỹ năng tự chăm sóc SKSS, các biện pháp tránh thai hiện đại..., đặc biệt là biết đến các chiến dịch chăm sóc SKSS để được cung cấp các gói dịch vụ chống viêm nhiễm đường sinh sản. Nhờ đó, nhiều năm nay vợ chồng tôi đều yên tâm về SKSS, không bị vỡ kế hoạchỢ. (PVS, số 3, nữ 34 tuổi, bản Vều).

Thứ tư, về nạo phá thai an toàn cũng được trung tâm DS/KHHGĐ quan tâm đẩy mạnh truyền thông cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu rõ hơn về nạo phá thai và chỉ rõ cho họ các hậu quả do việc nạo phá thai mang lại. Trong năm 2011, theo báo cáo của Trung tâm DS/KHHGĐ, có 10 trường hợp phá thai tại hai xã Tường Sơn, xã Phúc Sơn, những năm gần đây, tỷ lệ nạo phá thai

của chị em phụ nữ dân tộc thiểu số hai xã Phúc sơn, xã Tường Sơn chỉ còn vài trường hợp.

ỘTại bản Ồ Ồ, mà cụ thể là năm 2010 còn 3 trường hợp nạo phá thai,

nhưng đến năm 2012 không còn trường hợp nào do những năm gần đây chúng tôi đẩy mạnh truyền thông về nội dung này nhiều hơn, thông qua nhiều hình thức phong phú, thu hút nhiều chị em tham gia, nên hiệu quả truyền thông cao hơnỢ(PVS, số 9, nữ 28 tuổi, cán bộ dân số xã Tường Sơn).

Tuy nhiên, số liệu này chỉ thông kê những trường hợp phá thai tại các cơ sở y tế, còn số liệu của hệ thống y tế tư nhân chưa quản lý thu thập được hết còn số liệu thực tế có thể cao hơn.

Thứ năm, về hoạt động truyền thông về các bệnh viêm nhiễm, các bệnh

lây qua đường tình dục được triển khai dưới nhiều hình thức truyền thông như thăm tại nhà, tổ chức các buổi truyền thông theo nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, tuyên truyền qua các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, pano, áp phắch cho

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)