8. Khung lý thuyết
1.2.2 Lý thuyết về truyền thông
Quá trình truyền thông có thể diễn ra theo những phương thức bằng lời như phát thanh, truyền hình và không bằng lời như tranh ảnh, pano, áp phắchẦCả hai phương thức trên đều sử dụng hệ thống các ký hiệu để truyền tải nội dung thông điệp. Tuy nhiên hệ thống ký hiệu này rất phong phú và đa dạng khiến cho các nhà truyền thông luôn chú ý quan hệ giữa các ký hiệu và ý nghĩa khi truyền thông. Từ đó dẫn tới việc nghiên cứu cách thức truyền thông sao cho hiệu quả.
Trong lịch sử phát triển truyền thông đại chúng đã lần lượt xuất hiện hai loại mô hình chắnh là mô hình truyền thông đại chúng một chiều áp đặt và mô hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo.
Harold Lasswell sử dụng những yếu tố dưới đây để mô tả quá trình truyền thông được đưa ra vào năm 1948[38,tr.26], bao gồm:
Who: Nguồn phát, chủ thể truyền thông
Says what: Thông điệp, nội dung truyền thông Inh Which channel: Kênh truyền thông
To Whom: Người nhận thông điệp truyền thông With What Effects? Hiệu quả truyền thông
Lasswell đưa ra mô hình truyền thông một chiều, được tiến hành truyền tin theo một tuyến bắt đầu từ nguồn phát qua một quá trình đến người nhận, nó tác động đến đối tượng tiếp nhận thông tin và tạo hiệu quả của truyền thông (E).
S (Source Sender) : Nguồn phát, chủ thể truyền thông M (Message): Thông điệp, nội dung truyền thông C (Channel): Kênh truyền thông
R (Receiver): Người nhận thông điệp (đối tượng) E (Effect): Hiệu quả truyền thông
Đây là mô hình truyền thông đơn giản, song rất thuận lợi khi cần truyền những thông tin khẩn cấp, tuy nhiên, hầu như sẽ không thu hút được những ý kiến từ phắa đối tượng tiếp nhận. Song ở mô hình này, nguồn phát giữ vai trò quyết định, áp đặt ý kiến mình đối với công chúng. Người nắm giữ các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ quan tâm chủ yếu đến cái mình muốn, do đó đưa ra các thông điệp nhằm áp đặt ý muốn của mình cho công chúng.
R C
M
Công chúng chỉ giữ vai trò người tiếp nhận thông tin một cách thủ động, không có hoặc có rất ắt sự đóng góp tắch cực hay sự lựa chọn các thông điệp của mình muốn, nghĩa là không có kênh phản hồi trực tiếp.
Khác với quá trình truyền thông một chiều, quá trình truyền thông mềm dẻo do Claude Shannon đưa ra sau này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông một chiều bằng cách chờ đợi phản ứng đáp lại của đối tượng tiếp nhận thông tin.
Ở mô hình thứ 2 này, các thành tố mới được đưa vào là: N (Noise): Nhiễu (Yếu tố tạo sai số trong thông tin) F (Feedback): Phản hồi
Trong mô hình này, thông tin bắt nguồn từ nguồn phát (S) thông qua các kênh truyền thông đến với người nhận (R) thu được hiệu quả (E) dẫn đến hành động và dẫn đến phản ứng trả lời ngược lại hay phản hồi (F) đối với nguồn phát. Nhờ đó nguốn phát sẽ biết được nội dung thông tin đến với đối tượng tiếp nhận đạt hiểu quả ở mức độ nào, người nhận muốn thu thông tin ở lĩnh vực nàoẦ.Các nhà truyền thông có thể dựa vào đó điều chỉnh nội dung thông tin của mình cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận.
Trong quá trình truyền thông, không phải tất cả các thông điệp có thể đến với người nhận đầy đủ, chắnh xác mà còn bị ảnh hưởng của các yếu tố xã hội,
N
S M C R E
yếu tố tâm lý, yếu tố kỹ thuật đến việc lựa chọn và xây dựng thông điệp truyền thông gọi là nhiễu (N). Yếu tố này tạo nên các sai sót trong quá trình truyền thông.
Như vậy, chúng ta thấy rằng truyền thông là quá trình diễn ra liên tục gồm nhiều yếu tố không thể tách rời giữa bên truyền và bên nhận.
Các tương tác này cho thấy truyền thông đại chúng diễn ra như một quá trình xã hội, nó xuất phát từ thiết chế truyền thông đại chúng đến với công chúng. Nó tạo nên hiệu quả xã hội trong nhận thức và hành vi của người đọc, người nghe, người xem, theo những hiệu ứng xã hội mà các phương tiện truyền thông đại chúng hướng tới.
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn.
Huyện Anh sơn Là một huyện miền núi thuộc miền Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phắa Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phắa Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao quỳ Hợp, phắa Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phắa Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100km về phắa Tây.
Huyện Anh sơn có diện tắch đất tự nhiên năm 2011 là 603,228,50 ha, với 28046 hộ và 130028 khẩu trong đó có 8/21 xã đồng bào dân tộc thiểu số 8.000 khẩu (chiếm 6,4% dân số toàn huyện), có 16/21 xã có đồng bào theo đạo thiên
chúa với 7986 khẩu(chiếm gần 6,4% dân số toàn huyện). Có 252 thôn, bản. Trong đó có 23 bản, làng dân tộc thiểu số. Có 20 xã và 1 thị trấn (Trong đó 8 xã có đồng bào dân tộc thiểu số với gần 1652 hộ và gần 8.000 khẩu).
Như vậy, nguồn lao động của huyện dồi dào. Lực lượng lao động trong độ tuổi: 53.748 người, trong đó nữ: 26.699 người chiếm tỷ lệ 49,67%, lao động có việc làm ổn định 51.822 người chiếm tỷ lệ 96,41 %, lao động chưa có việc làm ổn định 1.650 người chiếm tỷ lệ 3.06 % lao động chưa có việc làm, lao động đã được đào tạo nghề 5.960 chiếm tỷ lệ 11,08%, lao động chưa được đào tạo nghề 47.788 người chiếm tỷ lệ 88,91%.
Anh Sơn bước vào gia đoạn cơ cấu dân số vàng, tạo lợi thế về nguồn nhân lực, một điều kiện quan trọng để nền kinh tế có bức tăng trưởng bứt phá.
Về kinh tế xã hội, thì huyện Anh Sơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt 13,0 - 14,0% năm. Trong 5 năm 2005- 2010 Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt: 17 triệu đồng/người/năm. Tăng hơn 1,2 lần so với năm 2005.
Văn hóa xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tắch cực; đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Giáo dục đào tạo chuyển biến rõ nét. Có 42 trường học đạt trường chuẩn quốc gia chiếm 72%, 100% giáo viên đạt chuẩn, 30% giáo viên dạy giỏi. Hệ thống trường học được nâng cấp và tu sửa khang trang, đáp ứng được nhu cầu dạy và học ở nhiều nơi trên địa bàn.
Thực hiện tốt các chắnh sách xã hội, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tạo việc làm hằng năm 2000 người/năm, tỷ lệ người thất nghiệp giảm xuống nhiều so với những năm trước; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 9.5%.
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao từng bước đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Quản lý của tỉnh về các hoạt động văn nghệ thể thao được tăng cường. tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hóa lên tới 83 Ờ 85%, đơn vị
đạt chuẩn văn hóa là 75%, tỷ lệ xã, thị trấn có thiết chế văn hóa thể thao đạt chuẩn quốc gia là 85%.
Tuy vậy, so với cả tỉnh thì Anh Sơn vẫn là một huyện nghèo, mức tăng trưởng kinh tế chưa xứng với tiềm năng và chưa bền vững, tắch lũy từ nội bộ nền kinh tế dịch chuyển theo hướng CNH Ờ HĐH chậm; chất lượng , hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Một số vấn đề bức xúc thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội chưa được giải quyết như lao động thiếu việc làm lớn, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông còn nhiều. Đời sống của nhân dân nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chênh lệch còn nhiều.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHĂM SÓC SKSS CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ PHÚC SƠN VÀ XÃ TƢỜNG SƠN,
HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản là một trong những nội dung đã được đặt ra trong chiến lược bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Nhiều nhà nghiên cứu y học, xã hội học, nhân khẩu học đã quan tâm nghiên cứu về sức khỏe sinh sản. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, cho đến nay các dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn bảo lưu các phương thức truyền thông của mình trong việc thực hiện các hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản ở một số dân tộc Dao, Hmong, Thái, ChămẦ. Các chuẩn mực và giá trị truyền thông vẫn có ảnh hưởng đáng kể tới quá trình mang thai và sinh con của phụ nữ dân tộc thiểu số. Một số phong tục tập quán đến nay vẫn tác động đáng kể đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và hành vi sinh sản của các dân tộc đều có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ văn hóa tộc người của các dân tộc. Vấn đề tâm lý tộc người, các ràng buộc trong phong tục tập quán đều tác động trực tiếp tới hành vi sinh sản như sinh nhiều con, không sử dụng các biện pháp tránh thaiẦMột số nghiên cứu cho thấy phụ nữ cho thấy phụ nữ dân tộc thiểu số ắt quan tâm tình trạng sức khỏe của họ trong thời kỳ mang thai do thói quen làm việc và trong sinh hoạt thường ngày, nhiều người còn chưa biết đến chế độ cần thiết cho sản phụ và thai nhi, thậm chắ còn có quan niệm cho rằng trong thời kỳ mang thai người phụ nữ không nên bồi dưỡng quá nhiều sẽ dẫn đến thai to, khó sinh, người phụ nữ mang thai cần lao động nhiều hơn, ăn vừa đủ cho dễ đẻ, chế độ ăn
uống và dinh dưỡng cho sản phụ và trẻ sơ sinh không được chú ý đúng mức do thói quen trong sinh hoạt và ảnh hưởng của phong tục tập quán.
Với những đặc trưng trong điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa các dân tộc thiểu số, công tác truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần có những chiến lược dài hạn và có những đổi mới trong phương pháp thực hiện. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung làm sáng tỏ một số nội dung trong công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số như: Tần số, nội dung, phương pháp, hình thức và các yếu tố tác động đến hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS.
2.1. Mức độ truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Truyền thông là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành dân số nhằm hướng tới nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ, cùng với trung tâm DS- KHHGĐ huyện đã tổ chức nhiều đợt truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Tại huyện Anh Sơn, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được thực hiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Qua tìm hiểu, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện đã thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các thôn bản tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường sơn điều nay thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lần tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Anh Sơn năm 2012 (Đơn vị: lần)
STT Số lần truyền thông
Xã Phúc Sơn Xã Tường Sơn
1 74 lần 69 lần
Kết quả cho thấy, số lần tổ chức hoạt động truyền thông trong 1 năm tại huyện Anh Sơn ở hại xã Phúc Sơn, Tường Sơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong một năm nhiều, xã Tường Sơn tổ chức 69 lần tuyên truyền, còn xã Phúc Sơn tổ chức 74 lần. Như vậy mức độ tổ chức truyền thông tại địa phương rất nhiều, nhưng liệu phụ nữ dân tộc thiểu số có nhận thức được các đợt truyền thông như vậy không?
Khảo sát 200 phụ nữ dân tộc thiếu số về tần số tổ chức các hoạt động truyền thông, cho thấy không có sự đồng nhất giữa nhận thức về số lần truyền thông với số lần truyền thông thực tế tại địa phương trong một năm qua, điều này thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Nhận thức về mức độ tổ chức truyền thông về
DS/SKSS tại hai xã Phúc Sơn, Tƣờng Sơn trong một năm . (Đơn vị %) STT Số lần truyền thông Số lƣợng Tỷ lệ % 1 1- 2 lần 118 59,0 2 2-3 lần 59 29,0 3 Trên 4 lần 4 2,0 4 Không biết 19 9,5 Tổng 200 100,0
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra)
Có 59% số người trả lời cho biết tại địa phương của họ đã diễn ra 1-2 lần truyền thông về DS/SKSS; Có 29,5% cho rằng chỉ tổ chức 2-3 lần; có 2,0% trả lời tổ chức trên 4 lần và chỉ có 9,5% trả lời là không biết. Như vậy, có sự khác nhau giữa thực tế các hoạt động truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số với nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số về số lần truyền thông, điều này nói lên một điều mức độ tổ chức truyền thông khá nhiều song hiệu quả các lần truyền thông chưa cao, chưa thu hút hầu hết
sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số dẫn đến hiệu quả truyền thông còn thấp.
Tại sao có sự khác nhau giữa nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số khi khảo sát với thực tế tổ chức các hoạt động truyền thông, nguyên nhân xuất phát từ sự tham gia không đầy đủ của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lần truyền thông, chất lượng các lần truyền thông chưa cao nên không thu hút được sự tham gia phụ nữ dân tộc thiểu số, một nguyên nhân nữa dẫn đến sự khac nhau giữa nhận thức với thực tế truyền thông do quy mô tổ chức các hoạt động truyền thông có sự khác nhau, nên sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng có sự khác nhau.
Như hoạt động chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tổ chức mỗi năm 1-2 lần, tại đây đã tiến hành khám phụ khoa, cấp phát thuốc điều trị cho các trường hợp viêm nhiễm, bên cạnh đó, chiến dịch còn thực hiện các xét nghiệm truy tìm ung thư cho chị em và điều trị kịp thời. Hơn nữa, chị em còn được cung cấp nhiều kiến thức về chăm sóc SKSS tư vấn cho chị em có thể lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Các đợt truyền thông thu hút sự tham gia của các chị em phụ nữ dân tộc thiểu số bởi thông qua các hoạt động truyền thông chị em hiểu rõ lợi ắch từ các đợt chiến dịch.
"Năm nào xã tổ chức chiến dịch 1-2 lần, dù có bận vụ mùa cỡ nào chị cũng đăng ký khám phụ khoa bởi theo chị khi tham gia chiến dịch được khám bệnh miễn phắ, được làm các xét nghiệm, nếu có bệnh thì phát hiện sớm và qua đó được tư vấn về biện pháp tránh thai đang sử dụng" (PVS số 1, 20 tuổi, bản Ô Ồ, xã Tường Sơn)
"Trước kia ắt khi nào đi khám phụ khoa vì cứ nghĩ không bệnh gì nên không cần phải đi khám nhưng từ khi được nghe tuyên truyền, lại có đội y - bác sĩ về bản khám nên mỗi lần có chiến dịch là chị đăng ký khám bệnh vì
ngoài sự nhiệt tình của các y - bác sĩ thì việc kiểm tra sức khỏe sinh sản của bản thân là một điều cần thiết" ( PVS số 3, 34 tuổi, bản Vều, xã Phúc Sơn).