Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 61)

8. Khung lý thuyết

2.5.3. Phong tục tập quán

Những tập quán và niềm tin sai lầm, những tập quán kiêng khem quá mức, những hủ tục chăm sóc bà mẹ và trẻ em gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe còn tồn tại. Ở một số cộng đồng còn có những chế tài nhất định liên quan tới sự vi phạm các tập tục dù ở mức độ nhẹ (thái độ của các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình và cộng đồng) tạo điều kiện cho việc áp đặt những tập quán này. Những yếu tố khác góp phần áp đặt những tập quán lên thực hành thai nghén, sinh đẻ là sự phụ thuộc, sự thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin và trình độ văn hóa thấp của những phụ nữ trẻ.

Cùng với các nhân tố kinh tế, các tác động của thể chế và tổ chức xã hội thì văn hóa, phong tục tập quán có t á c đ ộ ng đ ế n c ô n g t á c t r u y ề n thông chă m sóc s ức khỏe sinh s ản.

Phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn theo kết quả khảo sát, trong 200 phụ nữ tại các bản Ồ Ồ, bản Gia hóp xã Tường Sơn, bản Tiến, bản Vều xã Phúc Sơn, phụ nữ dân tộc thái 200 người chiếm 100 %, chắnh đặc điểm tộc người ở đây chủ yếu là người thái cho nên ở đây còn tồn tại nhiều phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Thứ nhất, tập tục kết hôn sớm, theo điều tra tại hai xã thuộc địa bàn

nghiên cứu phụ nữ dân tộc thiểu số kết hôn khá sớm từ 18 Ờ 20 tuổi, có nhiều trường hợp tảo hôn, những số liệu cho thấy tình trạng kết hôn sớm vẫn tồn tại ở những dân tộc thiểu số và là vấn đề nan giải trong công tác vận động dân số kế hoạch hoá gia đình (DSKHHGĐ). Một số vấn đề hiện nay có tác động đến khả năng kết hôn sớm ở phụ nữ dân tộc thiểu số tại hai xã Phúc Sơn, xã Tường Sơn là nhận thức của họ về vấn đề này còn hạn chế.

Hiện tại tình trạng kết hôn sớm (Tảo hôn) ở người dân tộc thiểu số tại các bản trên địa bàn huyện Anh sơn tuy không còn phổ biến những vẫn còn tồn tại:

Kết hôn sớm, thường dẫn đến có con sớm, lúc này cơ thể của người vợ và người chồng chưa phát triển hoàn thiện, do đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ và đứa con. Mặt khác kết hôn sớm còn làm cho số năm sinh đẻ của người phụ nữ dài hơn so với những người kết hôn muộn, gây khó khăn cho công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Ngày nay mặc dù công tác tuyên truyền đã có tác dụng nhiều đến nhận thức của người dân nhưng tình trạng kết hôn sớm vẫn diễn ra ở phụ nữ dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số hai xã huyện Anh sơn nói riêng. Phụ nữ dân tộc thiểu số do trình độ học vấn thấp, thường thì con trai được ưu tiên cho học cao hơn nhưng cũng chỉ học hết cấp 2 (PTCS), còn con gái chỉ học đến lớp 3-4 đã nghỉ, ban ngày đi làm ruộng, làm nương, tối về tụ tập từng đám bạn vui chơi, tìm hiểu, yêu đương rồi kết hôn, do tuổi đời còn quá trẻ đã phải sinh đẻ, nuôi con và lo toan cuộc sống gia đình nên họ không tránh khỏi những khó khăn trong cuộc sống.

Chăm sóc thai nghén không chỉ nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ mà còn có ý nghĩa rất lớn cho thai nhi và trẻ sơ sinh sau này. Những năm gần đây, nhờ chương trình chăm sóc sức khoẻ ở Anh Sơn, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em đã phát triển khá tốt, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số.

Thứ hai, ở đây vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán và các yếu tố

tâm lý liên quan đến thai nghén. Những tập quán này đã thấm sâu vào tiềm thức của người dân từ lâu đời nay. Vì vậy, người dân tộc thiểu số ở đây có nhiều nghi lễ, tập quán liên quan đến chăm sóc, bảo vệ bà mẹ lúc mang thai, vắ dụ: khi người phụ nữ biết mình có thai, họ phải tuân theo những kiêng kỵ với tắnh chất hoàn toàn tự giác, họ đặt niềm tin vào những tập tục này, bởi họ

nghĩ rằng nếu không tuân theo sẽ phải chịu hâụ quả đáng tiếc trong lúc sinh nở và bị xã hội chê cười, đó là một số kiêng kị như không được ăn nằm với chồng lúc mang thai, sợ tổn thương đến đứa bé trong bụng, không khâu vá, thêu thùa trong nhà vì có thể là nguyên nhân đẻ nhiều con gáiẦHiện nay, mặc dù người tiếp cận với kiến thức khoa học kỹ thuật về sinh đẻ, nhưng do ảnh hưởng sâu nặng của các phong tục, nhiều khi họ vẫn phải tuân theo những tục lệ của dân tộc mình và nhiều tục lệ vẫn còn tồn tại dai dẳng đến hiện nay.

Trước thực trạng này, một vấn đề đặt ra là cần tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu được sự cần thiết của việc giảm cường độ lao động đối với phụ nữ khi mang thai, giúp họ thấy rõ cái được và cái mất trong việc thu xếp thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý cho người phụ nữ khi họ mang thai và trước khi sinh đẻ, để họ có ý thức hơn trong việc này. tạo điều kiện cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân tộc được nghỉ ngơi, bồi dưỡng thì người mẹ mới đủ sữa và dinh dưỡng cần thiết để nuôi con và lấy lại sức khỏe sau một thời gian dài mang thai và sinh đẻ.

Thứ ba, tập tục sinh đẻ, chăm sóc con lạc hậu như kết quả một số

nghiên cứu cho thấy, tập quán sinh đẻ giữa các dân tộc thiểu số có một số nét khác nhau nhưng đa phần những tập quán này gắn với quan niệm có ảnh hưởng đến sự sống sót, phát triển của trẻ và sức khoẻ của người mẹ, trong đó phải kể đến chọn nơi đẻ, người đỡ đẻ, chế độ nghỉ ngơi kiêng cữ sau đẻ của người mẹ. Trước đây, khi đẻ người phụ nữ tự đỡ lấy là chắnh, sợ sự có mặt của người lạ sẽ làm hại họ.

ỘTại các bản Ồ Ồ xã Tường Sơn còn tồn tại nhiều tập tục trong sinh đẻ như họ chọn người đỡ đẻ dù sắp sinh, trong tháng đầu không cho người là vào nhà..Ợ (PVS, số 5, CTV bản Ồ Ồ xã Tường Sơn).

Tóm lại, các yếu tố như tập tục kết hôn sớm, tập tục thai nghén, tập tục sinh đẻ ảnh hưởng đến công tác truyền thông, đây là rào cản đến hiệu quả

công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay, điều này cần có sự đổi mới trong phương pháp, hình thức để xóa dần những tập quán ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông chăm sóc SKSS.

Như vậy, chúng ta có thể thấy các yếu tố đặc trưng nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc điểm của đội ngũ cán bộ dân số, phong tục tập quán của phụ nữ dân tộc thiểu số là ba yếu tố gây ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, chắnh vì vậy để công tác truyền thông có hiệu quả cần nắm vững những khó khăn, thuận lợi của các yếu tố để từ đó có giải pháp khắc phục đẩy mạnh hiểu quả hoạt động truyền thông. Những yếu tố này củng gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Truyền trông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Tường Sơn và xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)