Kinh nghiệm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH

nước trên thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cộng hòa Liên bang Đức là nƣớc đầu tiên thiết lập BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH bao gồm: ốm đau, thai sản; tuổi già và tàn tật; tai nạn lao động; thất nghiệp; bảo hiểm phụ thuộc. Hiện tại NLĐ và ngƣời SDLĐ có tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 19,9%; ngoài ra còn khoản trợ cấp của Liên bang. Các khoản đóng BHXH là 180,5 tỷ EUR, hỗ trợ từ ngân hàng liên bang là 61,3 tỷ EUR. Để công tác quản lý thu BHXH đƣợc hiệu quả, CHLB Đức đã xây dựng hệ thống giám sát chủ SDLĐ. Hằng năm kiểm tra tính tuân thủ khoảng 800 nghìn vụ việc trong đó: 50% do các chuyên gia đƣợc đào tạo chuyên biệt của cơ quan Bảo hiểm hƣu trí Liên bang Đức (DRV Bund) tiến hành, 50% do 14 cơ quan khu vực của DRV Bund tiến hành. Đức đã xây dựng 20 khu vực giám sát ở tất cả Liên bang với số lƣợng nhân viên rất lớn 1.732 ngƣời, công tác quản trị hành chính đƣợc đặt tại 20 khu vực, số giám sát viên là 309 ngƣời. Ngoài nhiệm vụ giám sát chủ SDLĐ, công tác quản trị hành chính bao gồm: quan hệ cộng đồng, đƣa ra các con số thống kê, các báo cáo kiểm soát… Với các trƣờng hợp nợ quá hạn chia làm 2 loại là: Trƣờng hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các khoản nợ quá hạn, trƣờng hợp cố ý sẽ bao gồm nộp các khoản nợ quá hạn + 1% lãi suất mỗi tháng. Các trƣờng hợp gian lận, giả mạo hồ sơ, lao động bất hợp pháp và những trƣờng hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc khai, nộp thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ, hầu nhƣ không thể có vấn đề về trốn nộp BHXH. Thực tế nếu NLĐ có kê khai sai, kiểm tra từ hệ thống Ngân hàng, Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể còn bị phạt, mức phạt rất cao. Do đó, hầu nhƣ cả NLĐ và chủ các DN không ai nghĩ đến việc trốn tránh trích nộp BHXH.

Việc tổ chức quản lý BHXH ở Đức phụ thuộc vào từng loại hình chế độ BHXH và có rất nhiều cơ quan tham gia trong lĩnh vực này. Họ đều hoạt động và đƣợc điều chỉnh theo Luật hành chính công. Do có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nên tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực BHXH ở Đức diễn ra mạnh mẽ

- Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, cơ quan quản lý về BHXH là tổ chức xã hội thuộc Bộ Lao động cung cấp các dịch vụ quản lý liên quan tới lao động và việc làm thuộc diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BHXH và phúc lợi xã hội. Về nguồn nhân lực có tồng số là 5051 nhân viên/01 trụ sở chính, 06 trụ sở khu vực, 49 văn phòng chi nhánh 06 ủy ban và 09 bệnh viện đền bù cho NLĐ. Khách hàng của họ là NLĐ, ngƣời SDLĐ, ngƣời thất nghiệp… chiếm 62,3% dân số tham gia hoạt động kinh tế.

Về quản lý nợ BHXH cơ quan BHXH Hàn Quốc thực hiện nhƣ sau:

Về phía cơ quan BHXH: Khuyến khích đóng các khoản nợ đọng BHXH trong năm hiện tại thông qua các hình thức gọi điện, gặp trực tiếp sau đó gửi thƣ thúc giục các đơn vị nợ BHXH. Thời gian đƣợc tính từ ngày công văn nhắc nhở tới các đơn vị SDLĐ đến hạn cuối cùng đóng BHXH đã đƣợc ghi trong công văn. Việc thu các khoản nợ này trƣớc tiên tập trung vào các doanh nghiệp có số tiền nợ nhiều và thời gian kéo dài. Trong các trƣờng hợp quá thời hạn quy định, trụ sở chính của cơ quan BHXH sẽ lên danh sách các đơn vị này, tiến hành truy vấn tài sản trên toàn quốc nhƣ bất động sản, phƣơng tiện đi lại, nhà xƣởng máy móc…với sự trợ giúp của các cơ quan liên quan nhƣ Bộ Đất đai, Giao thông.

Bên cạnh đó, cơ quan BHXH tại trụ sở chính và văn phòng chi nhánh cũng khuyến khích các đơn vị SDLĐ, NLĐ đóng BHXH, trao đổi thông tin giữa các cán bộ chuyên trách thông qua các bài thuyết trình thực tiễn, đồng thời cung cấp các biện pháp tốt hơn phục vụ cho đơn vị SDLĐ chuyển tiền tự động, thuận tiện.

Mở các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ của cán bộ phụ trách nợ BHXH từ đó cho phép các học viên xử lý vụ việc hiệu quả. Với các phƣơng pháp nhƣ trên số nợ của Hàn Quốc đã giảm liên tiếp trong 4 năm từ 686 triệu USD (năm 2006) xuống 498 triệu USD (năm 2009).

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)