Phƣơng pháp và kỹ thuật thu thập số liệu

Một phần của tài liệu một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại bệnh viện a thái nguyên (Trang 42)

2.4.1. Lâm sàng

Bệnh nhân đƣợc học viên thăm khám trong quá trình nằm viện tại thời điểm vào viện và ghi đầy đủ các triệu chứng theo mẫu bệnh án nghiên cứu. lấy chỉ số huyết áp phục vụ nghiên cứu khi ngƣời bệnh không có cơn khó thở.

2.4.2. Cận lâm sàng

* Đo thông khí phổi

- Phƣơng tiện kỹ thuật: đo bằng máy Spiroanalyzer – ST300

- Thực hiện kỹ thuật: khi bệnh nhân đã đƣợc điều trị ổn định không dùng thuốc giãn phế quản trong 12h trƣớc khi đo thông khí phổi

+ Bệnh nhân: nghỉ 15-30 phút trƣớc khi đo, đo xa các bữa ăn, không hút thuốc lá, uống rƣợu, chè, cafê,…trƣớc khi đo. Đo ở tƣ thế ngồi, bệnh nhân nới lỏng quần áo.

+ Học viên: giải thích cho bênh nhân mục đích ý nghĩa việc đo thông khí phổi, ghi họ tên, tuổi, giới, cân nặng của bênh nhân vào phiếu đo. Lắp ráp các linh kiện đo, ghi các thông số trên máy (tuổi, giới, chiều cao, chủng tộc) hƣớng dẫn quy trình đo và làm mẫu cho bệnh nhân quan sát cách thở đúng theo yêu cầu kỹ thuật đo FVC.

+ Bệnh nhân đƣợc kẹp 2 lỗ mũi, ngậm kín ống thở, thở qua mồm hít vào thở ra bình thƣờng khoảng 3 chu kỳ hô hấp sau đó hít vào từ từ thật gắng sức rồi thở ra mạnh, liên tục hết sức tối thiểu 6 giây. Nghỉ 2-3 phút rồi đo lại. Đo 3 lần phải đạt kết quả ở bảng ghi đùng kỹ thuật. Lấy bản kết quả có giá trị cao nhất, đồ thị ghi đƣợc phải đều, không răng cƣa, đến cuối mang tính tiệm cận chứ không nhọn, đảm bảo tính lặp lại kết quả giữa 2 trị số FVC cao nhất và cao nhì không lệch quá 5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Làm test phục hồi phế quản: xịt 400µg sabutamol sau đó 15 - 20p đo FVC lần 2: kết quả sau test. Nếu FEV1 sau test không tăng hoặc tăng dƣới 12% hoặc dƣới 200ml thì đƣợc gọi là test phục hồi phế quản âm tính . Bệnh nhân đạt đƣợc đúng tiêu chuẩn chọn vào đối tƣợng nghiên cứu.

* Điện tâm đồ

- Ghi 12 chuyển đạo thƣờng quy DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF, V1,V2,V3,V4,V5,V6.

- Thực hiện bằng máy Fukuda của Nhật Bản

- Do Bác sỹ chuyên khoa tim mạch và học viên cùng đọc. * Chụp x-quang tim phổi

Tất cả đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chụp XQ phổi thẳng trong 2 ngày đầu nhập viện, chụp tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện A Thái Nguyên

- Thực hiện bằng máy LX 125 của Mỹ.

- Do Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh đọc theo tiêu chí của mẫu bệnh án.

* Siêu âm tim

- Tất cả đối tƣợng nghiên cứu đều đƣợc siêu âm tim tại khoa thăm dò chức năng Bệnh Viện A Thái Nguyên.

- Thực hiện bằng máy LOGIQ P5 của Mỹ. - Do Bác sỹ chuyên khoa siêu âm tim đọc.

Một phần của tài liệu một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp điều trị tại bệnh viện a thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)