Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, nhân tố quyết định thắng lợi là con người tức là nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, cần phải bồi dưỡng và đào tạo. Việc chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trước hết là nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục và đào tạo.
Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên môn cao phải hết sức chú trọng chất lượng đào tạo trên các mặt:
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao
Chất lượng giáo viên: Đổi mới và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tư duy kinh tế, phương pháp sư phạm, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người thầy. Giáo viên cần có trình độ cao học trở lên.
Chất lượng giảng dạy: Đổi mới nội dung giáo án phù hợp với các yêu cầu của các cơ quan cũng như của doanh nghiệp thuộc ngành nghề đào tạo. Trong chuyên ngành khoa học kỹ thuật chuyên môn phải bám sát những chương trình dạy quốc tế. Coi trọng phần thực hành không kém phần lý thuyết. Phải tăng cường hơn nữa những buổi nói chuyện chuyên đề, nghiên cứu khoa học, những đồ án môn học phổ biến tronh sinh viên và có tính bắc buộc sinh viên tham gia…
Thực hiện nghiêm túc, chắt chẽ chế độ thi cử, bằng cấp, tuyển sinh chặt chẽ, không hạ thấp điều kiện, tiêu chuẩn dự thi. Sàn lọc kỹ càng trong quá trình dạy học theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngành nghề kỹ thuật. Tổ chức thi tốt nghiệp theo cơ chế chắt chẽ, đảm bảo chất lượng thực sự của bằng cấp và học vị…
+ Xã hội hoasuwj nghiệp giáo dục đào tạo, tăng cường phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài.
Tạo một nên dân trí rộng rãi để tăng khả năng xuất hiện nhân tài và có biện pháp tốt nhất nằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng xuất hiện.
Hình thành các trung tâm đào tạo chất lượng cao, các trường chuyên, lớp chọn để chọn được những người có triển vọng.
Đó là hai phương thức nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, cụ thể của phương pháp này là:
Tạo cơ hội cho đông đảo mọi người lao động tiếp thu học vấn đại học bằng nhiều hình thức như: Đại học tại chức, học văn bằng hai… để giúp người lao động nâng cao trình độ.
Tiếp tục duy trì và nâng cao các biện pháp, phong nào nhằm khuyến khích tài năng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang ở thời kỳ phát triển rất quan trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó Đãng ta đã xác đinh “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Tuy nhiên để yếu tố con người thực sự trở thành động lực tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nguồn nhân lực phải được giáo dục, tổ chức hợp lý, có chính sách phát triển đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng vào đãi ngộ thõa đáng.
Sự phát triển của đất nước cũng như sụ thành công của từng tổ chức không thể thiết được yếu tố con người. Vì vậy, công tác quản lý nguồn nhân lực cso vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nhận thức được điều đó nên công ty đã rất chú trọng và quan tâm đến quản lý nguồn nhân lực, nhằm phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ công nhân viên. Thời gian qua tuy công tác quản trị nhân sự tại Công ty đã đạt được một số thành tích quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định, có ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Công nghệ - Sản xuất và Thương mại Quang Huy, bằng việc vận dụng những lý luận đã học cùng với quá trình tìm hiểu thực tế, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty. Do lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế nên trong quá trình trình bày bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Vũ Sơn Tùng, khoa kinh tế cùng với các cán bộ nhân viên phòng Hành chính – nhân sự Công ty TNHH Công nghệ - Sản xuất và Thương mại Quang Huy đã có những ý kiến đóng góp và giúp đỡ để đề tài này được hoàn thành đúng thời hạn.
Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Chung
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thanh Hội, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 2007.
2. Nguyên Hữu Tuân, Quản trị nhân sự, NXB Lao động xã hội, 2008. 3. Phan Thăng, Nguyễn Thanh Hội, Quản trị học, NXB Thống kê, 2007. 4. Bộ luật lao động, NXB Lao động, 2012.
5. Công ty TNHH CNSX & TM Quang Huy: Báo cáo tổng kết cuối năm, các năm 2011, 2012, 2013.
6. Hồ sơ năng lực Công ty TNHH CNSX & TM Quang Huy. 7. Một số tài liệu khác.
NHẬT KÝ THỰC TẬPNgày Ngày
tháng Nhiệm vụ được phân công
Nhận xét của cán bộ đơn vị phụ trách thực tập Ký tên Từ 05/05/2014 Đến 10/05/2014
- Đến công ty, làm quen với nhân viên tại văn phòng và môi trường làm việc.
- Họp với nhân viên hướng để phân công công việc thực tế.
Từ 12/05/2014
Đến 17/05/2014
- Bắt đầu tìm hiểu công việc tại công ty.
- Tìm hiểu những công việc có liên quan đến quan đến quản trị nhân sự tại công ty.
- Làm quen và bắt đầu học các nghiệp vụ đơn gian và thực hành. Từ 19/05/2014 Đến 24/05/2014 - Thực hành các nghiệp vụ văn phòng đơn giản.
- Đóng dấu, chuyển giao các văn bản đến các phòng ban và các công trình. Từ 26/05/2014 Đến 31/05/2014
- Thực hiện các công việc được giao, luyện tập các kỹ năng đã học.
- Nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty.
- Tìm kiếm tài liệu, lấy thông tin phục vụ cho báo cáo thực tập.
Từ 02/06/2014
Đến 21/06/2014
- Tìm kiếm tài liệu, lấy thông tin phục vụ cho báo cáo thực tập. - Nhập dữ liệu vào máy tính, sắp xếp hồ sơ và soạn thảo các văn bản hành chính thông thường, in ấn, photo tài liệu.
- Tìm kiếm những báo cáo trong công việc có liên quan đến quan đến quản trị nhân sự tại công ty. Từ
23/06/2014 Đến 28/06/2014
- Tìm kiếm tài liệu, lấy thông tin phục vụ cho bài báo cáo thực tập.