Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 39)

6. Kết cấu của Khóa luận

1.6.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Những kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý Nhà nước với đầu tư công cho thấy phân cấp quản lý Nhà nước nói chung và phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư công nói riêng đang là xu thế chung. Mặc dù, các nước đều có đặc điểm chung là ngày càng phân cấp mạnh hơn cho cấp dưới, nhằm mục đích tăng quyền tự chủ cho cấp cơ sở (cấp gần người dân nhất), song các nước nói trên đều tiến hành phân cấp ở những thời điểm khác nhau và ở mức độ khác nhau. Do đó, bài học rút ra cho Việt Nam cũng đa dạng và đầy đủ.

Thứ nhất, chúng ta rút ra bài học từ phân cấp trong lập kế hoạch đầu tư công ở Indonesia. Trong đó, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa lập kế hoạch (đầu tư phát triển) và lập ngân sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa các kế hoạch đầu tư, đồng thời

6

Nhóm giám sát này được thành lập với chức năng giám sát việc thực hiện các dự án và đánh giá tổng quan các ưu tiên trong bản kế hoạch giao thông 21 (giai đoạn 2006-2016)

tránh hiện tượng các bản kế hoạch thường cách xa thực tế nguồn lực, các bản kế hoạch được xem như là “danh sách mong muốn”. Ngoài ra, quá trình lập kế hoạch ngân sách ở nước này thường bị đánh giá là kém minh bạch hơn so với quá trình lập kế hoạch phát triển, và hệ lụy là rất nhiều dự án đã được lên kế hoạch nhưng không thể thực hiện do không có nguồn lực.

Thứ hai, phân cấp trong phân bổ vốn đầu tư công ở Romania cho thấy nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc phân bổ ngân sách chưa phù hợp với nhiệm vụ của từng cấp. Vì thế, để khắc phục những hạn chế này đòi hỏi Việt Nam cần phân cấp rõ ràng, tránh tình trạng địa phương phải cáng đáng nhiều hơn nhiệm vụ của Trung ương trong khi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đó chưa đủ để đáp ứng hoặc thậm chí để địa phương bị rơi vào tình trạng nợ nần; từ đó giảm mức độ và giảm chất lượng cung cấp dịch vụ công.

Thứ ba, Việt Nam nên học hỏi từ Anh về phân cấp trong việc phê duyệt, thẩm định và quyết định dự án đầu tư công. Nhất là việc ban hành các quy định về đánh giá chi phí – lợi ích khi thẩm định các dự án, trong đó đặt ra 5 tiêu chí (tính kinh tế, tính an toàn, môi trường, khả năng tiếp cận và tính liên kết) đối với các dự án giao thông.

Thứ tư, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng cơ sở khi tiến hành phân cấp trong thực hiện các dự án đầu tư công. Bởi lẽ Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy trong khi nguồn lực ngân sách còn eo hẹp, mà nhu cầu chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ lại lớn, vì vậy việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ góp phần giảm tải gánh nặng tài chính cho khu vực công. Khu vực tư nhân được tham gia vào các dự án hạ tầng lớn, mang tính chất liên vùng và lĩnh vực tham gia được mở rộng, chẳng hạn như: giáo dục, quốc phòng, văn hóa và phúc lợi xã hội. Hàng năm, chính phủ Hàn Quốc tiến hành đánh giá, kiểm tra đều đặn việc thực hiện của khu vực tư nhân. Các sáng kiến được tạo cơ chế khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân liên tục được ban hành, chẳng hạn: cơ chế chia sẻ rủi ro, cơ chế thuế, cơ chế hỗ trợ tài chính,...

Thứ năm, chúng ta cần tiếp thu kinh nghiệm phân cấp trong công tác theo dõi, giám sát và đánh giá dự án đầu tư công của Ireland. Trong đó, họ tiến hành mời

thầu các tổ chức tư vấn độc lập bên ngoài để các tổ chức này đánh giá tổng thể các đề xuất ưu tiên trong các quy hoạch giao thông ở nước này. Bên cạnh đó, Bộ Giao Thông cũng mời một số công ty chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện dự án. Việc đánh giá từ bên ngoài trước khi vào dự án được bắt đầu thực hiện đang được đánh giá là công cụ tốt để đảm bảo chất lượng dự án công ở Ireland bởi việc mời các tổ chức độc lập từ bên ngoài giúp cho việc đánh giá trở nên khách quan hơn.

Tóm tắt chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày những lý thuyết khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công, bao gồm: lý luận về phân cấp và đầu tư công, khung pháp lý về phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư công, nội dung của phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công. Những lý thuyết này là cơ sở quan trọng cho việc phân tích thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở nước ta hiện nay, qua đó tìm ra những vấn đề chính sách (mục đích thứ nhất của khóa luận).

Chương 1 còn đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý nhà nước trong đầu tư công (Indonesia, Romania, Anh, Hàn Quốc và Ireland); đặc tính của phân cấp, các nguyên tắc và điều kiện thực hiện phân cấp. Đây là những gợi ý quý báu cho việc tìm ra những giải pháp cho các vấn đề chính sách trong các giai đoạn phân cấp cụ thế (mục đích thứ hai của khóa luận).

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Phần này sẽ xem xét thực trạng phân cấp và đánh giá quá trình thực hiện phân cấp QLNN về đầu tư công từ năm 2011 đến nay và trên 5 khía cạnh cụ thể như sau: lập kế hoạch; phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư; phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư; tổ chức thực hiện và triển khai dự án; và theo dõi, giám sát, đánh giá dự án.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 39)