Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 49)

Những hạn chế

Bên cạnh một số đông sinh viên giác ngộ lý tưởng, tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước khởi xướng, thì vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng, xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc đã lựa chọn. Họ bị quyến rũ bởi sức mạnh của đồng tiền, bị lôi vào vòng xoáy của cuộc sống thực dụng, lối sống tiêu dùng. Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là một cái gì rất xa rời với cuộc sống của họ. Họ xem nhẹ truyền thống dân tộc, xem nhẹ các giá trị đạo đức, tha hóa trong quan hệ thầy cô, gia đình và bè bạn... Bộ phận sinh viên này, sống trong cơ chế thị trường, bị tác động bởi cả nhân tố tích cực và tiêu cực. Họ không giác ngộ được lý tưởng, không tiếp nhận được cái tốt, chạy theo cuộc sống vật chất, dễ sa đà vào những thói hư tật xấu trong xã hội. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng suy thoái nhân cách đạo đức trong sinh viên.

45

Bên cạnh những thành tích to lớn cần được khẳng định ở trên, dưới tác động của kinh tế thị trường cộng với sự quyết tâm rèn luyện, ý chí vươn lên chưa cao ở một bộ phận... đang là những trở ngại lớn đối với phong trào học tập và rèn luyện của sinh viên y. Về cơ sở vật chất, điều kiện để sinh hoạt, học tập của sinh viên ở trường hầu như chưa được đáp ứng đầy đủ. Mặc dù các trường Đại học Y Hà Nội đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đã đầu tư và nâng cấp trường học, các khu nội trú cho sinh viên. Nhưng với số lượng sinh viên như hiện nay, thì ký túc xá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhiều sinh viên phải đi thuê nhà trọ để ở, trong khi đó số lượng tuyển sinh ngày một tăng.

Thực tế đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý sinh viên và ít nhiều có tác động đến đời sống sinh viên. Bên cạnh những mặt mạnh mà sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đạt được trong những năm qua, không thể không thừa nhận rằng, còn có một bộ phận sinh viên mắc vào những tệ nạn xã hội, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, vi phạm chuẩn mực đạo đức lối sống, lý tưởng đạo đức. Nguyên nhân này một phần do các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường mà chúng ta không kiểm soát được hết, nhất là sinh viên ngoại trú. Hiện tượng sinh viên tham gia đánh bạc, chơi đề, có chiều hướng gia tăng; tệ nạn ma túy trong sinh viên tuy có giảm, nhưng chưa ổn định và còn có thể diễn biến phức tạp do tác động của tội phạm ma túy ngoài xã hội. Tình hình phạm pháp hình sự liên quan tới sinh viên trường Đại học Y Hà Nội vẫn còn, đây đó còn xảy ra các vụ việc nghiêm trọng.

Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với sinh viên, việc học tập không chỉ là vấn đề tương lai đối với mỗi sinh viên Y, mà còn là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá đạo đức đối với họ. Từ việc nhận thức đúng đắn và tự giác trong học tập giúp sinh viên có ý thức hơn trong học tập. Các số liệu thống kê trên cho thấy, số sinh viên vi phạm pháp luật tuy không nhiều,

46

nhưng số sinh viên vi phạm quy chế là rất đáng kể, thể hiện ý thức và thái độ học tập, rèn luyện của một bộ phận sinh viên Y còn yếu kém trong học tập và rèn luyện ví dụ như: trong khi thi còn nhiều hiện tượng quay cóp, và có một nghịch lý đáng buồn là càng lớp cao thì hành vi gian lận trong thi cử, tỷ lệ quay cóp càng nhiều, càng tinh vi với những nhiều “chiêu” đáng buồn. Đặc biệt tỷ lệ đi học muộn, bỏ học không lý do, thiếu tôn trọng thầy cô, văng tục, có hành vi thiếu văn hóa, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng.

Như vậy, hiện tượng tiêu cực trong trường Đại học Y Hà Nội vẫn còn, những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức của người sinh viên vẫn còn vi phạm. Như đi học muộn hoặc bỏ học không có lý do, có thái độ gian lận trong thi cử, cờ bạc, rượu chè, cắm quán... Trong sinh viên đây đó còn một số ít có những biểu hiện đi ngược lại các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức nghề y.

Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất: trong nhận thức đôi khi chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị truyền thống, đạo đức nghề nghiệp còn xem nhẹ công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống mà chỉ quan tâm chú trọng vào phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển thiếu đồng bộ. Mặc dù quan điểm của Đảng về công tác giáo dục sinh viên hoàn toàn đúng đắn, nhưng còn dừng lại ở cái chung, chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, chúng ta đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nhìn chung kết quả đạt được chưa tương xứng với lòng mong mỏi của chúng ta. Một số nội dung chương trình, nhất là nội dung giáo dục truyền thống dân tộc còn bị coi nhẹ, trước đây chúng ta chưa đưa vào chương trình bộ môn Đạo đức học với tư cách là một môn học bắt buộc. Một hai năm trở lại đây Trường đã giảng dạy bộ môn này nhìn chung chưa có sự đổi mới, chưa phù hợp với

47

cuộc sống hiện tại, chưa sát với thực tế, còn chung chung, xơ cứng, thiếu sức thuyết phục.

Trong chương trình giảng dạy chưa thật coi trọng việc giảng dạy về về đạo đức, về đạo đức ngề nghiệp, về lý tưởng đạo đức nghề nghiệp, chưa coi những nội dung này quan trọng ngang hàng với các Bộ môn chuyên ngành. Nếu có đưa vào giảng dạy thì chỉ hời hợt, qua loa, nặng về lý thuyết và chưa có tính thuyết phục, chưa xứng với vị trí của nó trong quá trình hành nghề của các cán bộ y tế.

Về nội dung, chương trình nhìn chung còn nghèo nàn nhiều khi xa rời thực tế, thiếu cập nhật. Giáo viên dạy bộ môn đạo đức học phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu, vì vậy, chất lượng và hiệu quả thấp. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ ra: "Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin bị hạn chế".

Phương pháp giáo dục truyền thống cho sinh viên còn mang tính thuyết giáo, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi "học sinh là trung tâm, giáo viên là chủ đạo" của quá trình giáo dục, do vậy chưa kích thích tính tích cực hoạt động của sinh viên trong học tập. Chưa có các hình thức hoạt động thực tiễn phong phú, để tạo ra môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh giúp sinh viên phát huy vai trò của mình trong quan hệ với con người, với xã hội. Phương pháp giáo dục truyền thống của nhà trường còn chưa kích thích được sự say mê, hứng thú của người học nên khó giúp các em "biến quá trình giáo dục" thành quá trình "tự giáo dục". Do vậy, trong ý thức của nhiều sinh viên có tâm lý tiêu cực, ỷ lại, thụ động đối với việc tiếp thu kiến thức và tinh thần tự rèn luyện. Chưa nhận thức được rằng học trước hết là cho chính bản thân mình, học để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

48

Thứ hai: Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta không lường hết được cả tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, và mở rộng giao lưu quốc tế đến sự phát triển đạo đức. Thang giá trị xã hội ở ta có những bước chuyển dịch, thay đổi, thậm chí có "sự đảo lộn" một cách nhanh chóng, nhiều giá trị trước thời kỳ đổi mới được đề cao, nay lại bị hạ thấp (và ngược lại), theo đó, sự nhìn nhận đánh giá và định hướng về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong sinh viên cũng có những biến đổi nhanh chóng.

Đánh giá tình hình sinh viên giai đoạn hiện nay, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho rằng:

1. Còn có một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động của tập thể, ý chí phấn đấu chưa cao.

2. Một số sinh viên vẫn còn lười học, có một số vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tượng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra ở một số trường. Vẫn còn có những sinh viên chỉ hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao.

3. Trong sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi ăn diện, xa hoa quá mức sống cho phép. Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu, có xu hướng thực dụng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam. Tệ nạn xã hội nhất là ma túy, cờ bạc trong sinh viên tuy có giảm nhưng chưa triệt để. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên. Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó.

Thứ ba: Vấn đề môi trường giáo dục: Đảng và Nhà nước luôn luôn mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong giáo dục truyền thống dân tộc cho lớp trẻ hiện nay, để tạo ra một lớp người vừa khỏe mạnh về

49

tâm hồn vừa cường tráng về thể chất, đặc biệt là những người biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta ngàn đời đã có công gìn giữ và phát huy.

Mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm không lành mạnh tràn ngập, cộng với lối sống buông thả thực dụng chạy theo đồng tiền, sống lạnh lùng sòng phẳng trả tiền ngay... đang ngày càng làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức của dân tộc, những yếu tố đó đang hàng ngày hàng giờ tác động tới lớp trẻ ngày nay. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải quán triệt một cách sâu sắc luận điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về sự thống nhất biện chứng giữa con người và hoàn cảnh: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.

Trong gia đình, vấn đề giáo dục truyền thống, đạo đức, nhân cách cũng chưa được quan tâm đúng mức. Gia đình là một môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của các em. Một đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã chứa đựng trong cơ thể nó những yếu tố cần thiết để phát triển thành người, thành nhân cách. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành người với đúng nghĩa của nó. Tất cả mọi lời nói, cử chỉ, việc làm của cha mẹ và những người trong gia đình đều có ảnh hưởng lớn tới đứa trẻ, lối sống gia đình nề nếp sinh hoạt giao tiếp... của gia đình đều tác động vào đứa bé. Ông bà ta thường khuyên "dạy con từ thuở còn thơ" là thế. Sau này, khi các em đã được ngồi trên ghế trường đại học, công việc giáo dục đạo đức truyền thống cho các em càng cần được quan tâm chú trọng hơn, vì ở tuổi này các em có sự thay đổi về tâm sinh lý, rất nhạy cảm với những vấn đề trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, một số các bậc cha mẹ mải lo làm kinh tế đẩy trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường. Chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống đối với sinh viên, có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn,

50

nhưng cũng có nhiều gia đình bị cuốn hút bởi lợi nhuận nên đã ít dành thời gian chăm sóc con cái về mặt tinh thần. Họ chỉ biết tạo dựng cho con cái một cuộc sống đầy đủ về vật chất, chứ không nghĩ đến giáo dục con cái những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có những gia đình con cái hư hỏng, thậm chí đã bỏ học mà không hề hay biết, có gia đình đến lúc con cái sa ngã bấy giờ mới hay, và ân hận thì đã quá muộn.

Mặc dù chúng ta đã có những hoạt động của các đoàn thể, các hội, nhưng trong công tác vận động, giáo dục thanh niên, sinh viên chúng ta chưa thực sự coi trọng việc giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc, truyền thống ngề nghiệp, đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, nội dung giáo dục còn chung chung, chưa cụ thể. Do đó, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng những yêu cầu bức xúc do cuộc sống đặt ra, chẳng hạn, yêu nước ngày nay là gì? Yêu nước ngày nay là gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa xã hội phải thể hiện bằng những hành động cụ thể thiết thực để đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là giỏ chuyên môn, đó là có nhiều cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Thế nhưng, trên thực tế thì có rất nhiều sinh viên luôn lẩn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, với ngành nghề thì lãnh cảm, chai sạn, chỉ đi tìm cho mình một cuộc sống hưởng thụ, an nhàn. Hàng năm số sinh viên trường Y ra trường rất nhiều, nhưng hầu hết không chịu tới các vùng sâu vùng xa công tác, có những sinh viên ở nông thôn đã từ chối trở về phục vụ quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhưng họ lại sẵn sàng xin vào làm không lương ở những bệnh viện lớn.

Thứ tư: Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chuyên trách còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ. Chưa toàn tâm, toàn ý với công việc của mình, chưa kể có một số cán bộ giảng dạy còn có sự suy thoái về đạo

51

đức lối sống, ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của sinh viên.

Bên cạnh đó, có không ít những hiện tượng xấu nảy sinh từ một số các nhân, đáng buồn hơn những cá nhân đó có người đứng ở vị trí vừa là thầy thuốc, vừa là thầy giáo, khi đứng ở vị trí thầy giáo buổi sáng còn ra rả dạy bao điều tốt đẹp về đạo đức, lý tưởng đạo đức, về nhân cách của nười thầy thuốc, buổi chiều đứng ở vị trí bác sỹ lại vì cơm áo gạo tiền, vì sự cám dỗ tầm thường của vật chất mà có biểu hiện vòi vĩnh bệnh nhân nghèo. Đáng buồn hơn là sự lạnh lùng của những người mặc áo blu trắng đối với đồng loại đang cận kề cái chết. Đó là những hiện tượng mà sinh viên đã phải chứng kiến khi họ thực tập, trực ở các bệnh viện và có thể đó là những hoen ố của những tiền bối làm hoen ố, thậm chí thui chột những nhân cách đang trong quá trình hoàn thiện.

2.2. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục y đức cho sinh viên trƣờng Đại học Y Hà Nội trong điều kiện hiện nay

2.2.1. Đối với đất nước

Mâu thuẫn giữa yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về y đức với những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường đến hoạt động y tế:

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, công tác khám chữa bệnh cho

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)