Giáo dục tư tưởng y đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 82)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành suốt cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, đói nghèo và tật bệnh. Có lẽ, không có vị lãnh tụ nào lại quan tâm đến ngành y, đến công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nhiều như Bác.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục y đức Hồ Chí Minh đồng thời phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện y đức Hồ Chí Minh của sinh viên trường Y Hà Nội. Sử dụng phối hợp nhiều hình thức giáo dục y đức Hồ Chí Minh. Nêu cao đạo làm gương trong giáo dục y đức dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khi nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chăm sóc sức khỏe, chúng ta cần tiếp thu, lĩnh hội tính khoa học và tính thống nhất giữa y lý, y thuật, và y đạo của Người. Chính trên sự hiểu đúng đắn về sức khỏe, Hồ Chủ Tịch đã dạy cho chúng ta về y thuật và y đức. Đây là hai tư tưởng sâu sắc của Bác cho ngành y.

Y thuật, theo Người, là thầy thuốc ngoài việc dùng thuốc men, kỹ thuật để điều trị các rối loạn về thể chất, còn có nhiệm vụ giúp người bệnh điều chỉnh những rối loạn về tinh thần. Trong thư gửi Hội nghị Quân Y tháng 3 năm 1948, Người viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Khi đến thăm nhà thương Vân Đình vào tháng 4 năm 1963, Người căn dặn cán bộ y tế: “Trong công tác phục vụ cần coi trọng cả hai mặt tinh thần và vật chất, có

78

thuốc hay thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt”.

Trong thư gửi Hội nghị y tế toàn quốc tháng 2/1955, Bác viết: “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”. Quan điểm này được Bác nhắc lại trong bài phát biểu khi Người đến thăm Viện Đông y ngày 16/1/1961: “Thuốc Tây cũng chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc Ta chữa được. Thuốc Ta có sa nhân, phụ tử chữa được nhiều bệnh, thuốc Tây có aspirin, penixillin cũng chữa được nhiều bệnh. Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quan điểm của Bác về việc kết hợp hai nền y học hiện đại và cổ truyền là hoàn toàn sáng suốt và trên thực tế, ngành y tế đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc kết hợp Đông y và Tây y trên nhiều phương diện khác nhau, từ tổ chức quản lý đến chuyên môn kỹ thuật, từ đào tạo huấn luyện đến nghiên cứu khoa học, thừa kế sưu tầm các kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian... Sự cần thiết và tính khách quan của vấn đề kết hợp Đông Tây trong y học đã trở nên rõ ràng, nhất là vào thời điểm bước sang thế kỷ 21 khi ngày càng có nhiều nhà khoa học, nhiều quốc gia thừa nhận và ứng dụng các phương pháp phòng và chữa bệnh của y học cổ truyền. Khoa học y học đã chú ý nhiều hơn đến việc nghiên cứu các cây thuốc, con thuốc của y học dân gian. Ở nhiều nước, y học cổ truyền đã được đưa vào hệ thống y học chính thống quốc gia. Nhưng, phải ở trong bối cảnh chung của nền y học trong nước và trên thế giới lúc bấy giờ, chúng ta mới thấy hết tầm nhìn sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này. Nhiều nhà nghiên cứu đã rất có lý khi nói rằng: Hồ Chủ Tịch

79

là một trong những vị lãnh tụ đầu tiên ở các quốc gia phương Đông đưa ra ý tưởng kết hợp hai nền y học hiện đại và cổ truyền trong công cuộc xây dựng nền y học chung của dân tộc mình.

Từ việc thấu hiểu vai trò, đặc điểm của nghề y là một nghề đặc biệt, cứu chữa con người, Bác chú trọng nhấn mạnh đến y đức. Trong lá thư gửi Hội nghị Quân y lần thứ 6 họp vào tháng 3/1948, Bác viết: “Lương y kiêm từ mẫu”. Và lần lượt trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc năm 1953, Hội nghị cán bộ y tế tháng 2/1955 và thư khen cán bộ, nhân viên quân y ngày 31/7/1967, Người cũng nhắc lại: “Luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là như người mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ thương bệnh binh”. Cách diễn đạt của Bác ở mỗi lúc, mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng nội dung thì giống nhau và tất cả đều có chung một ý nghĩa. Có thể nói, nội dung cơ bản lời dạy của Bác là về vấn đề y đức.

Trước hết, Người khẳng định: nhân viên y tế nói chung và người thầy thuốc nói riêng cần phải có lòng nhân ái, lương tâm và trách nhiệm lớn lao đối với người bệnh. Bởi người thầy thuốc có vai trò rất lớn, có sức thuyết phục và cảm hóa người bệnh cao, là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh. Người đã lấy tình cảm sâu sắc nhất của con người là tình mẫu tử để so sánh. Người thầy thuốc phải có cái tâm của người mẹ, sẵn sàng chia sẻ nỗi đau với người bệnh, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ người bệnh với tình cảm và lương tâm như của một người mẹ dành tình yêu thương cho những đứa con của mình. Điều này chính là cơ sở để hình thành nên phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư của người thầy thuốc cách mạng.

Trước đây ta thường cho rằng vấn đề y đức chỉ là vấn đề nhân đạo, là vấn đề bổn phận, là thái độ ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân. Nhưng ở thời đại Hồ Chí Minh, với tư tưởng Hồ Chí Minh thì y đức được nâng cao

80

thêm một mức, từ một vấn đề mang tính chất trách nhiệm, bổn phận, mang tính chất ứng xử đã chuyển thành vấn đề không chỉ mang tính chất trách nhiệm, nhân đạo, mà còn mang sắc thái của tình cảm cao cả, thiêng liêng, máu mủ, ruột thịt, gắn bó keo sơn.

Ở đây, Bác còn muốn nhấn mạnh một điều: đã là người thầy thuốc thì phải phấn đấu trở thành người thầy thuốc giỏi (lương y), nhưng “giỏi” không thôi thì chưa đủ mà đồng thời còn phải là một người mẹ hiền (từ mẫu). Như vậy, y đức theo tư tưởng của Người không chỉ là lòng yêu thương người bệnh vô bờ bến mà còn là tinh thần hăng say với nghề nghiệp, luôn luôn chịu khó trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ toàn diện, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa thực tiễn thì phải không ngừng trau dồi y lý, y thuật và làm giàu trí tuệ của mình. Như đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã tâm sự: “Nghĩ thật sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, họa phúc trong tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”.

3.2.3. Giải pháp học tập quán triệt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Học tập, quán triệt sâu sắc và thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; học tập các quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa trong văn kiện Đại hội X và Đại hội XI của Đảng đối với ngành y tế. Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế cần đổi mới chính sách đối với cán bộ y tế, sinh viên trường y.

81

Tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Coi trọng công tác tổ chức quản lý các cấp của ngành y tế, nhất là các cơ sở khám, chữa bệnh, sản xuất, phân phối lưu thông thuốc. Nâng cao y đức, đấu tranh chống tiêu cực trong khám, chữa bệnh đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với công tác tổ chức và quản lý. Đây là biện pháp thực tiễn quan trọng vì khi tư duy và hành động của các cấp ủy, các nhà quản lý luôn tìm mọi biện pháp chống tiêu cực về y đức thì tất yếu sẽ có nhiều thầy thuốc, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh, nhiều cửa hàng thuốc được người bệnh tôn vinh, các quan điểm định hướng của Đảng đối với ngành y tế sẽ trở thành hiện thực.

Xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức ngắn gọn, cụ thể cho các đối tượng trong ngành, trước hết là cho thầy thuốc để thực hiện trong toàn ngành.

3.2.4. Tăng cường giáo dục y đức đồng thời phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện y đức của sinh viên Đại học Y Hà Nội

Toàn cầu hoá và hội nhập thế giới đã và đang là xu thế lớn của thời đại, cuốn hút mọi quốc gia, khu vực ở mức độ khác nhau tham gia vào quá trình này. Bên cạnh mặt tích cực và những lợi thế do quá trình toàn cầu hoá mang lại, các quốc gia, vùng lãnh thổ đang phải đối mặt với không ít thách thức. Tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp” [28, tr.6].

Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đang tạo ra cho chúng ta những thuận lợi và cơ hội to lớn, đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có giáo dục đào tạo.

Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, cần phát triển mạnh mẽ sự nghiệp y tế, nhằm “tăng

82

cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế” [28, tr.129]. Trong những năm qua trường Đại học Y Hà Nội luôn coi trọng việc kế thừa và phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong xây dựng y đức cho sinh viên. Có thể nói, nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng đạo đức, đạo lý làm người, lối sống cho sinh viên và coi đó là một trong những nội dung giáo dục hàng đầu trong các nhà trường hiện nay.

Việc giảng các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản cho sinh viên. Qua đó, giúp họ tiếp cận một cách có hệ thống những chuẩn mực, những giá trị làm người mà thực chất là những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy trong thời đại mới, như chủ nghĩa yêu nước, yêu lao động, yêu thương con người, tinh thần quốc tế cao cả… Vì vậy, sinh viên ý thức được ngày càng đầy đủ hơn những giá trị đạo đức truyền thống để họ nhận thức đúng về mục đích sống, lẽ sống và lý tưởng sống. Trong quá trình giảng dạy, một số giảng viên Mác – Lênin đã tích cực áp dụng phương pháp mới (cho sinh viên tự nghiên cứu giáo trình trước khi đến lớp, cho sinh viên trao đổi, thảo luận theo nhóm trong giờ học… ). Do vậy, đã kích thích, khơi dậy tính chủ động của sinh viên, làm cho họ dễ tiếp thu bài giảng hơn. Một số giảng viên cũng đã chú trọng đến việc hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức lý luận được học vào thực tiễn. Trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài việc học kiến thức lý luận ra giáo viên cũng tổ chức cho sinh viên đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh. Việc vận dụng một số kiến thức y học vào thực tế, kết hợp giảng dạy lý luận với giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên đã góp phần nâng cao trình độ hiểu biết giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng ý thức đạo đức mới.

83

Tại trường Đại học Y Hà Nội hiện nay, nhà trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, nhân cách cho học sinh, sinh viên. Nhà trường đã thực hiện nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp học sinh, sinh viên rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức truyền thống. Việc làm này đã có tác dụng tích cực góp phần giáo dục y đức cho sinh viên, hình thành ở họ hệ giá trị đạo đức theo 12 điều quy định về y đức đã được Bộ trưởng Bộ y tế ban hành năm 1996.

Vận động là một quá trình tự thân, giáo dục và tự giáo dục luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Giáo dục học hiện đại coi người học là trung tâm, giáo viên là chủ đạo trong mối tương quan vốn có của quá trình sư phạm. Với ý nghĩa đó, việc khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập nói chung, kế thừa giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng y đức nói riêng là hết sức cần thiết.

Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nhìn chung đã có ý thức được sự cần thiết của việc học tập. Do đó, tính tự giác, chủ động trong học tập, nghiên cứu, tích luỹ tri thức, nâng cao kiến thức khoa học, cũng như rèn luyện đạo đức, chuẩn bị hành trang bước vào đời cũng có sự chuyển biến tích cực.

Hưởng ứng các hoạt động giáo dục truyền thống, tìm hiểu 59 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; kỷ niệm 59 năm ngày truyền thống học sinh – sinh viên; toạ đàm về bộ phim “Hồ Chí Minh – chân dung một con người”; kỷ niệm 59 năm ngày phụ nữ Việt Nam, … đã thu hút đông đảo sinh viên thành phố Hà Nội nói chung, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nói riêng tham gia một cách nhiệt tình, sôi nổi theo tinh thần: trí tuệ, sáng tạo, thi đua, tình nguyện.

Có thể thấy rằng, đại đa số sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đều yêu ngành, yêu nghề, tự giác rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của

84

người thầy thuốc. Trong điều kiện sinh hoạt học tập của sinh viên cả nước nói chung, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nói riêng còn nhiều khó khăn, thì việc nỗ lực vượt khó, tự giác rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong học tập, tham gia công tác xã hội lại càng cần thiết. Trong khó khăn chung ấy, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội vẫn hăng hái, phát động phong trào sinh viên tình nguyện hè, hình ảnh những sinh viên “áo trắng” tham gia khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số trên mọi miền của tổ quốc.

3.2.5. Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế cần đổi mới chính sách đối với cán bộ y tế, sinh viên trường y

Thực tế cho thấy, chúng ta không thể phủ nhận là chuyện đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn nhiều bất cập. Đảng và Nhà nước đã xác định nghề y là nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo và đãi ngộ đặc biệt song trên thực

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)