Hiện nay chúng ta đang xây dựng nền đạo đức mới; nền đạo đức này là một bộ phận và là khởi đầu của nền đạo đức cộng sản mà C.Mác đã dự báo. Đó là sự tiếp tục và phát triển của đạo đức vô sản xuất hiện trong lòng xã hội tư bản. Cùng với thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, đạo đức cộng sản sẽ được xác lập như một nền “đạo đức thực sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức có những đối lập ấy. Theo quan điểm của C.Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Luận điểm này của C.Mác khẳng định tính quyết định xã hội đối với nhân cách. Nghĩa là sự hình thành và phát triển nhân cách (trong đó có yếu tố đạo đức) hoàn toàn không phải do tiền đề tự nhiên, tiền đề sinh học…quyết định. Đấy chỉ là điều kiện “cần” của sự phát triển nhân cách. Điều kiện “đủ”, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách phải là tiền đề xã hội, môi trường xã hội trong đó con người sống, hoạt động, giao tiếp.
Sự hình thành đạo đức mới, suy cho cùng, phải thể hiện ở những nhân cách đạo đức, tức những chủ thể của các quan hệ, các hoạt động người. Chính các chủ thể đạo đức thể hiện giá trị, vai trò của đạo đức đối với sự phát triển xã hội. Vì thế, giáo dục đạo đức nhằm hình thành và phát triển những năng lực đạo đức cá nhân, đáp ứng yêu cầu của xã hội luôn là mối quan tâm không chỉ của các học thuyết đạo đức mà còn là mục tiêu hướng tới của các nhà quản lý, các nhà giáo dục.
64
kinh tế - xã hội, thì sự nghiệp xây dựng nền y đức nói riêng là một bộ phận của sự nghiệp đổi mới, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu tổng thể của sự nghiệp đổi mới.
Mục tiêu ấy cần được nhận thức, không chỉ trong quá trình đổi mới nói chung, mà cả trong sự nghiệp xây dựng đạo đức nói riêng. Đạo đức phải góp phần thực hiện những mục tiêu và là động lực của sự nghiệp đó. Tất cả những gì góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước cần được coi là hợp đạo đức. Với quan điểm có tính phương pháp luận đó, chúng ta sẽ có cách nhìn nhận và giải quyết những vấn đề đạo đức một cách cụ thể, thực tế và hiệu quả hơn; khắc phục những cách nhìn nhận giáo điều về những giá trị đạo đức tuyệt đối, thiếu cơ sở thực tế. Điều đó có nghĩa là, chúng ta phải lấy những yêu cầu, những mục tiêu của sự nghiệp đổi mới làm căn cứ để xác lập các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; đồng thời, làm tiêu chí để đánh giá, kế thừa, đổi mới các giá trị truyền thống cũng như tiếp thu những giá trị văn hoá, đạo đức của nhân loại trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nếu đạo đức có cơ sở ở sự thống nhất và chuyển hoá giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, thì có thể thấy, kinh tế thị trường không đối lập với đạo đức, với quá trình xây dựng y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội trên cơ sở phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta hiện nay. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong việc giải quyết những vấn đề thực tế, cũng như lý luận, nhiều khi, chúng ta vẫn còn lúng túng bởi sự chi phối của quan điểm truyền thống còn in đậm dấu ấn Nho giáo với sự lựa chọn: hoặc là lợi ích, hoặc là đạo đức, y đức. Nhưng, nếu nhìn nhận quan hệ giữa lợi ích và đạo đức theo tinh thần của C.Mác, thì con người mưu lợi cá nhân trong hoạt động thị trường không hoàn toàn là con người ích kỷ, họ vẫn
65
có thể là con người có đạo đức, nếu lợi ích mà họ theo đuổi không cản trở lợi ích của người khác, của xã hội; bởi lợi ích ấy cũng chính là một bộ phận của lợi ích xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, quan điểm đó sẽ khuyến khích con người có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, thông qua những hoạt động năng động của mình, con người khẳng định nhân cách đạo đức một cách tích cực, lấy hiệu quả của hoạt động đảm bảo cho đạo đức. Tuy nhiên, dưới trình độ từ mặt trái của kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân trong trường hợp không kiểm soát (cả về mặt pháp lý lẫn mặt đạo đức) sẽ có thể đối lập với lợi ích xã hội. Vì vậy, để lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của xã hội, tiến tới phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người như C. Mác khẳng định, thì định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường là giải pháp tất yếu và tối ưu trong điều kiện hiện nay.
Tư tưởng của C.Mác về khả năng không tương đồng giữa phát triển kinh tế - kỹ thuật và tiến bộ đạo đức có ý nghĩa cảnh báo đặc biệt trong phát triển và xây dựng đạo đức nói chung, trong phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội nói riêng. Những yêu cầu của bản thân nền kinh tế thị trường theo hướng kinh tế tri thức cũng như những yêu cầu của hội nhập đang thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nếu không lường trước, chúng ta sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về đạo đức, y đức, đó là sự gia tăng tính vô cảm, tính ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, tệ sùng bái vật chất, chủ nghĩa hư vô về giá trị, thói phô trương, hãnh tiến,… trong điều kiện kinh tế thị trường gắn liền với việc đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Vì vậy, Đảng ta chủ trương: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục… giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”.
66
Chủ trương đó nhằm đảm bảo ổn định, bền vững cho phát triển, trong đó có việc khắc phục sự không tương đồng giữa phát triển kinh tế - kỹ thuật với tiến bộ đạo đức. Thực hiện chủ trương này của Đảng, các cấp lãnh đạo trường Đại học Y Hà Nội đã có những chỉ đạo đúng đắn nhằm một mặt kế thừa những thành tựu của y học hiện đại vào nâng cao chất lượng giáo dục tay nghề cho sinh viên, mặt khác giáo dục cho sinh viên những phẩm chất đạo đức, y đức cho họ trên cơ sở kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đối với vấn đề giáo dục đạo đức, quan niệm của C.Mác về việc tạo ra “hoàn cảnh có tính người”, tức những điều kiện xứng đáng với bản chất con người cũng đang được quán triệt bởi quan điểm lấy con người làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách xã hội và chủ trương đưa văn hoá vào phát triển, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người…. Cùng với điều đó, công tác giáo dục đạo đức cũng đã và đang được tiến hành theo tinh thần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền đạt và nêu gương với tiêu điểm là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận động này đang được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn quốc thông qua nhiều hình thức hoạt động sinh động. Hưởng ứng phong trào này, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đã tham gia tích cực và đạt được nhiều thành tích cao. Lấy đó làm tiền đề, nền tảng, nhà trường cần sáng tạo hơn trong việc tạo ra những hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm hướng tới mục tiêu hình thành y đức trong sinh viên dựa trên những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của cha ông. Đoàn thanh niên nhà trường cần tổ chức thường xuyên các hoạt động có ý nghĩa thực tiễn chính trị để giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên như: tham quan các di tích lịch sử văn hoá, hướng về cội nguồn, về khu căn cứ địa cách mạng. các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tổ chức thật tốt, thiết
67
thực các đợt sinh hoạt chính trị nhân các ngày lễ lớn của dân tộc “Tiếp lửa truyền thống – mãi mãi tuổi hai mươi” nhất là phong trào “góp đá xây dựng Trường Sa” đang được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng hết sức nhiệt tình.
Những hình thức hoạt động này có ý nghĩa rất to lớn để sinh viên hòa nhập với cộng đồng, thể nghiệm nhận thức và hành vi đạo đức của mình, qua đó hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nâng cao y đức.
Môi trường kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục lành mạnh nhằm chống lại những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, từ đó từng bước hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng, nhiệt huyết và tâm đức của người cán bộ y tế.
Khi chúng ta tạo dựng được môi trường kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục lành mạnh – nghĩa là sự phát triển kinh tế là cơ sở, tiền đề vật chất cho sự phát triển các mặt đời sống xã hội, đến lượt mình sự phát triển các mặt đời sống xã hội (văn hoá, y tế, giáo dục…) lại thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, phát triển. Lúc đó nhân cách con người mới có điều kiện phát triển đúng hướng. Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bản thân nền kinh tế đó đã chứa đựng yếu tố luân lý, đạo đức. Một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội XI của Đảng thông qua là “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế”. Một khi giáo dục được đầu tư đúng mức và phát triển đúng hướng sẽ góp phần to lớn thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang triển khai thực hiện “nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” . Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên nền văn
68
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…”. Đây là môi trường kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng y đức cho sinh viên.
Một trong những chủ trương lớn trong lĩnh vực giáo dục được Đảng ta hết sức quan tâm, đó là coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hoá, suy thoái đạo đức, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, coi đó là một trong những cơ sở, nền tảng để xây dựng đạo đức mới đang là vấn đề bức thiết của xã hội ta hiện nay, là quá trình hiện thực hoá chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng - nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay.
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng, vì vậy, nhà trường mà nòng cốt là đội ngũ thầy cô giáo, Đoàn thanh niên… phải thực sự là những tấm gương sáng về giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống.
Theo quan điểm của Đảng ta, vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục ở nước ta hiện nay là chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức lối sống đặc biệt là ở bậc cao đẳng, đại học. Chất lượng giáo dục, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, nhất là ở bậc đại học, nhìn chung còn thấp so với mục tiêu giáo dục, với yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và với trình độ của các nước trong khu vực còn có mặt sút kém. Nội dung, phương pháp dạy đại học chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá rút ngắn và trình độ chưa theo kịp phát triển khoa học công nghệ hiện đại.
Công tác giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cùng với các bộ môn khoa học và các lĩnh vực giáo dục khác sẽ góp phần nâng cao
69
chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Như vậy, ngoài việc trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học và công nghệ thì cần tăng cường giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc để có tác động tích cực đến việc xây dựng y đức cho sinh viên. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế, việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc giữ một vị trí hết sức quan trọng, giúp hình thành trong sinh viên những phẩm chất y đức cần thiết. Đứng trước những thành tựu của y học hiện đại, ngành y tế nước ta phải đối mặt với những vấn đề về y đức mang tính thời đại như: vấn đề áp dụng sinh sản vô tính trong việc điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính hiểm nghèo; vấn đề hiến tặng phủ tạng cho bệnh viện; vấn đề thực hiện "cái chết nhân đạo" đối với những bệnh nhân mà việc kéo dài sự sống chỉ gây đau khổ cho bản thân người bệnh và gia đình họ...Đứng trước những vấn đề đó, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống y đức phải được giữ gìn, trân trọng và tiếp biến một cách linh hoạt, sáng tạo.
Nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên có thể có nhiều, nhưng trước mắt cần giáo dục các nội dung sau: giáo dục truyền thống yêu nước, lối sống nhân ái, khoan dung tốt đẹp của dân tộc... Kết hợp với giáo dục những nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức cách mạng, những phẩm chất, giá trị đạo đức của người thầy thuốc, pháp luật của nhà nước, qui định của ngành... Trong đó, đặc biệt chú trọng giáo dục tiêu chuẩn y đức theo 12 điều qui định về y đức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 06/11/1996 và quán triệt sâu sắc Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về khám chữa bệnh của Chính phủ ban hành ngày 21/10/2011 để sinh viên nhận thức được việc gì nên làm, việc gì cần phải tránh để không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
70
nghề nghiệp của sinh viên tại bệnh viện thực tập và qua các đợt đi thực tập, thực tế nhất là ở vùng nông thôn khó khăn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao y đức.
Khi bàn về giáo dục đạo đức, C.Mác đã chủ trương phải kết hợp hai phương diện: truyền đạt và nêu gương. Những tấm gương đạo đức là hiện thân sinh độngcủa các giá trị, các chuẩn mực đạo đức. Nhờ vậy, chúng có sức cảm hoá, có khả năng thâm nhập một cách tự nhiên vào ý thức con người.