Việc xây dựng nhân cách người thầy thuốc của trường Đại học Y

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 63)

Y Hà Nội

Trong công tác xây dựng giáo dục y đức cho sinh viên, trường Đại học Y Hà Nội luôn chú trọng giảng dạy về đường lối, chủ trương và nhận thức chung công tác giáo dục y đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ngành y, để có thể đào tạo ra những người thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên.

- Giáo dục y đức Hồ Chí Minh:

Giáo dục lòng yêu thương con người: Lương y như từ mẫu. Thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình. Coi bệnh nhân đau đớn cũng như mình đau đớn. Từ đó coi trọng nội dung Giáo dục những phẩm chất y đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Hăng hái

+ Hy sinh: Trong thư gửi cán bộ ngành y tế Người viết “ Cán bộ y tế phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân”, “phải có chí chịu khó chịu khổ, phải giàu lòng bác ái hi sinh” phải đặt quyền lợi của bệnh nhân lên trên quyền lợi của minh và khi có lòng bác ái hi sinh thì người thầy thuốc sẽ “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể lay chuyển, uy vũ không thể khuất phục”.

59 + Bác ái

+ Đoàn kết + Kỷ luật

- Giáo dục bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc

+ Đối với bệnh nhân: tôn trọng bệnh nhân. Bác sỹ cần biết giới hạn của những can thiệp của mình đến những quyết định của bệnh nhân, và không được can thiệp quá sâu vào những lựa chọn của bệnh nhân. Bác sỹ cần đứng ở vị trí trung gian khi cung cấp thông tin chuyên môn hay cho bất cứ một thăm dò trị liệu nào. Xem xét đến quyền lợi tốt nhất cho bệnh nhân: Trong mọi hoạt động chăm sóc y khoa, bác sỹ và nhân viên y tế phải luôn xem xét đến quyền lợi tốt nhất cho bệnh nhân. Quyền lợi của bệnh nhân được bác sỹ coi là mối quan tâm đầu tiên của bác sỹ vì thì cần cân nhắc đến xem lựa chọn điều trị này có lợi cho bệnh nhân hay không? Các thuốc điều trị này có thật cần thiết hay không? Trị liệu hay thăm dò có gây nguy cơ tai biến hay tàn tật không? Chất lượng cuộc sống sau điều trị như thế nào? Bảo mật thông tin: Bệnh nhân có quyền được bảo mật mọi thông tin cá nhân và y khoa trong suốt quá trình chăm sóc, kể cả khi bện nhân đã chết. Thông tin cá nhân và y khoa của bệnh nhân mang tính chất nhạy cảm cần được mã hóa để bảo mật ở mức độ tốt nhất. rất nhiều bệnh nhân đã cảm thấy bị sốc khi biết những thông tin của bản thân bị ngoài ý muons và những hậu quả đau lòng đã xảy ra. Bác sỹ và điều dưỡng có trách nhiệm bảo quản mọi thông tin của bệnh nhân…

+ Đối với nghề nghiệp: Cần giữ bản lĩnh nghề nghiệp trước mọi cám dỗ, cũng như khó khăn trong cuộc sống. Muốn làm được điều đó người thấy thuốc phải có lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm nghề ngiệp biểu hiện tập trung nhất của lý tưởng đạo đức cá nhân trong thực tiễn, nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo của sự trưởng thành của mỗi đời sống đạo đức của người bác sỹ. Người thầy thuốc trong quá trình đến với nghề, học tập và thực hành y

60

nghiệp, được tiếp xúc với người bệnh sẽ vì yêu thương người bệnh mà yêu nghề của mình hơn. Đó là ý thức, tình cảm, sự hiểu biết thôi thúc từ bên trong họ, giúp họ vượt qua mọi cám dỗ, vững vàng với lý tưởng của mình.

+ Đối với đồng nghiệp: Với đồng nghiệp phải khiêm tốn hòa nhã, giữ gìn thái độ không nên khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình thừa nhận, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hạnh như thế, sẽ đem lại hạnh phúc cho mình. Cụ thể: cần phải luôn cư xử tốt với đồng nghiệp; luôn tôn trọng và chân thành, không phân biệt về giới tính hay vị trí; tôn trọng các giá trị cá nhân của đồng nghiệp; không để quan hệ này ảnh hưởng đến các dịch vụ chăm sóc và quan hệ chuyên môn với bệnh nhân. Mối quan hệ với đồng nghiệp tốt là cơ sở, nền tảng cho các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng và hơn hết là phục vụ cho quyền lợi của bệnh nhân.

+ Đối với khoa học và với bản thân: Ngay từ khi mới hình thành nghề Y là một nghề cao quý nên với sự coi trọng như vậy, bác sĩ là những người thực hiện công tác đặc biệt trong xã hội là chăm sóc sức khỏe cho con người, góp phần làm cộng đồng khỏe mạnh, xã hội phát triển. Năng lực chuyên môn của bác sỹ được thể hiện bằng các hoạt động thăm khám, chuẩn đoán, điều trị và tư vấn. Nghề y là một nghề cần phải cập nhật kiến thức hàng ngày. Đối với sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, cần phải học tập liên tục. Vì, kiến thức được cung cấp trong các trường đại học là là nền tảng quan trọng bước đầu, là những viên gạch hết sức cơ bản, cần thiết, là cơ sở hình thành đạo đức, phẩm chất, năng lực của một bác sỹ, một cán bộ cho ngành y tế sau này. Kiến thức y học thay đổi theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên sinh viên phải học tập liên tục, phải cập nhật bằng cách tự đào tạo và tham gia nghiên cứu để nâng cao kiến thức thích hợp với chuyên ngành mình đang theo học. Rèn luyện tay nghề : tạo mọi cơ hội để thực hành kỹ năng nhằm học tập tốt các kỹ

61

năng đến mức độ thành thục và tiếp cận những kỹ thuật mới, tu dưỡng về đạo đức và thái độ. Sinh viên ngành y phải được đào tạo và tự tu dưỡng để có thái độ đúng trong chuyên môn và tuân thủ các quy định về đạo đức y học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Môn học Đạo đức y học ở trường Đại học Y Hà Nội đã được giảng dạy cho sinh viên từ nhiều năm nay. Song song với việc giảng day, việc biên soạn các tài liệu đã được thực hiện để đáp ứng với nhu cầu đào tạo. Chương trình đào tạo môn đạo đức y học được dành cho sinh viên năm thứ 3 với thời lượng 16 tiết (tương đương với 1đơn vị học trình) được đánh giá là cơ bản và phù hợp với sinh viên năm thứ 3. Phương pháp dạy – học tích cực cực như: thuyết trình ngắn; minh hoạ bài giảng bằng tình huống; đặt câu hỏi.. được giảng viên và sinh viên yêu thích và đánh giá cao. Việc giáo dục y đức cho sinh viên bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Có thể kể đến là, trong những năm gần đây, hầu hết sinh viên trong trường Đại học Y Hà Nội đều tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực về y đức. Số sinh viên đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều hơn, sinh viên ngày càng tự giác thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường. Tình trạng bỏ học và vi phạm nội quy, quy chế trong học tập ngày càng giảm. Sinh viên trường Đại học Y Hà Nội đã có những hiểu biết và tham gia tích cực vào các phong trào chính trị - xã hội … Có thể nói, những thành tích đã đạt được qua việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp trong trường Đại học Y Hà Nội đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp một nguồn nhân lực “đủ đức, đủ tài” cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên, còn một số ít sinh viên chưa ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, còn có những biểu hiện ham chơi, lười biếng, vi phạm những chuẩn mực đạo đức nói chung, đạo đức ngành Y nói

62

riêng. Những hạn chế đó trong sinh viên trường Y Hà Nội một phần do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một phần do gia đình, nhà trường, xã hội (chủ yếu là các đoàn thể, hiệp hội), chưa có sự phối hợp chặt chẽ, còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức ngành Y cho sinh viên. Cái quyết định hơn là do chính bản thân một số sinh viên chưa tự giác phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống, dẫn đến những hành động tiêu cực gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, gây khó khăn đối với quá trình giáo dục nói chung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng. Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần phải có những phương hướng và giải pháp khả thi để không ngừng nâng cao chất lượng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

63

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 63)